1 tháng 10, 2013

NGÔI MỘ VÕ TÁNH Ở TÂN BÌNH???

Sau khi đăng Phần 1: LĂNG HOÀI QUỐC CÔNG VÕ TÁNH ở Phú Nhuận, Bố susu được bác Võ Viết Dũng nhờ tìm hiểu thêm thông tin về một ngôi mộ được cho là của ông Võ Tánh ở Tân Bình.

Đến hôm nay mới có câu trả lời được cho bác Dũng và cũng qua bài này mong mọi người xác nhận thông tin trên.
Nếu ngôi mộ gió chính danh Võ Tánh tọa lạc trên đường Hồ Văn Huê, Phú Nhuận thì ngôi mộ này nằm trên đường Nguyễn Thái Bình, Tân Bình. 2 ngôi mộ này không xa nhau tính về khoảng cách địa lý và khoảng 10p khi di chuyển bằng xe máy. 

17 tháng 9, 2013

TRUNG THU GHÉ LẠI PHỐ LỒNG ĐÈN

Ừh thì trung thu lại về, một cái tết trung thu đáng lẽ chỉ của trẻ con nhưng bây giờ nó luôn là của người lớn. Nhiều khi người lớn còn mong trung thu hơn cả thiều nhi.
Theo chân đồng bọn đến phố lồng đèn Lương Nhữ Học Q5 để chụp hình gần nửa tháng nay nhưng đến hôm nay, những ngày rất cận trung thu mới post lên để mọi người có thể theo dõi không khí trung thu trên con phố nổi tiếng mỗi khi trung thu về.

Cứ mỗi dịp trung thu về, thì con đường Lương Nhữ Học và những con đường xung quanh này luôn tấp nập khách đến xem và mua lồng đèn.

31 tháng 8, 2013

SẮC MÀU LUNG LINH

Bây giờ đi đâu thì ái máy chụp hình bằng điện thoại luôn gần kề bên người, gần như là vật bất ly thân trong thời gian gần đây của mình.
Quá tiện lợi hơn so với cái máy chụp hình mà mình thường hay chụp. Vì nó cơ động hơn máy chụp hình nhiều.
Chắc là điều này sẽ đúng với rất nhiều người.


17 tháng 7, 2013

LĂNG TRƯƠNG TẤN BỬU

Trên địa bàn quận Phú Nhuận có ít nhất 3 di tích lịch sử thờ tự các vị tướng thời Nguyễn là lăng Võ Tánh, lăng Võ Duy Nghi và lăng Trương Tấn Bửu nhưng cũng ít người biết và lui tới.
Di tích Lăng Trương Tấn Bửu tọa lạc tại số 41 Nguyễn Thị Huỳnh, P8 PN được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Khi đến nơi này thì cổng chính đóng cửa im lìm và nhờ có hướng dẫn nên Minh tui đi theo lối sau có cổng phụ để vào lăng.


Trương Tấn Bửu (1752 - 1827) là một võ tướng đời Gia Long. Là người làng Hưng Lễ, tổng Bảo Phước, tỉnh Vĩnh Long – nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Ông được xem là một trong năm ngũ hổ tướng của nhà Nguyễn gồm: Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Trương Tấn Bửu.

12 tháng 6, 2013

THÔNG TÂY HỘI - NGÔI ĐÌNH CỔ NHẤT Ở NAM BỘ

Mặc dù được sinh ra và lớn lên tại đất Sài Gòn này nhưng nhiều điểm văn hóa của mảnh đất thân yêu này mình lại chưa hề ghé đến, chỉ nghe qua ten gọi, bài bào mà thôi. Nhờ đọc bài viết "Có thể bạn chưa biết" của bác Phạm Ngọc Hiệp mà mình đã quyết định đi tìm hiều Đình Thông Tây Hội ở Gò Vấp, được xem là ngôi đình cổ nhất tại Nam Bộ cho đến thời điểm này.


Tọa lạc tại số 107/1 Nguyễn Văn Lượng P.11 Q. Gò Vấp (ngày nay là đường Thống Nhất) là ngôi đình cổ nhất ở Nam Bộ, đình được xây dựng vào khoảng năm 1679 đến nay đã được khoảng 334 năm tuổi.

29 tháng 5, 2013

CÂY BÀNG VUÔNG GIỮA PHỐ SÀI GÒN

Hàng ngày mình vẫn thường đi ngang qua cầu Thị Nghè và thường xuyên thấy cây bàng này. Cho đến một hôm mình mới biết được đây là cây bàng vuông, một loài cây rất đặc trưng nơi biên cương đảo xa.
Đây là cây bàng vuông mà Trường Sa tặng cho TpHCM cách đây hơn 10 năm, và ra hoa rất nhiều.

13 tháng 5, 2013

LĂNG HOÀI QUỐC CÔNG VÕ TÁNH

Nằm trên đường Hồ Văn Huê, Lăng Võ Tánh nằm trong một hẻm nhỏ trên con phố đông đúc này. Nhiều lần muốn ghé vào nhưng đến một ngày giữa tháng 4 tui mới đến đây.
Từ đầu hẻm ta sẽ thấy cổng tam quan của lăng thật trầm mặc với tường màu vàng và mái ngói đỏ. Diện tích của khu lăng rất rộng gồm khu điện thờ, khu lăng mộ và một sân rất rộng và thoáng mát.



21 tháng 3, 2013

VIẾNG LĂNG LÊ VĂN DUYỆT

Khi cái Tết dân tộc đã đi qua nhưng những hoạt động vui chơi, tín ngưỡng vẫn còn đang diễn ra trên khắp các miền của đất nước. Ở sài Gòn, đi viếng Lăng Ông là một hoạt động không thể thiếu của người Sài Gòn  để thể hiện lòng tôn kính và ngưỡng mộ Đức tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832).
Cổng tam quan của lăng từng là biểu tượng được in trên tờ tiền thời Việt Nam Cộng Hòa

20 tháng 2, 2013

Một số hình ảnh về Lăng Cha Cả ngày xưa

Lăng Cha Cả là ngôi mộ của Giám mục Bá Đa Lộc (tục gọi là "Cha Cả", tức Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine). Ngôi mộ xưa là một di tích lịch sử ở vùng Sài Gòn. Lăng Cha Cả còn được dùng gọi khu vực gần mộ, nay là Phường 1, quận Tân Bình.


Mặt tiền Lăng Cha Cả hay hay Bá Đa Lộc năm 1866

23 tháng 11, 2012

ĐÈN SÀI GÒN NGỌN XANH, NGỌN ĐỎ

Lần đầu đi chụp đêm để ghi lại những ngọn đèn, ánh sáng nơi Sài thành này.
Thật xa hoa, thật lộng lẫy.
Tự hỏi không biết cách đây mấy mươi năm trước lúc Sài Gòn còn là Hòn ngọc Viễn Đông thì Sài Gòn có đẹp như vậy không ta????
Chắc là mỗi thời mỗi khác rồi.

Sông Sài Gòn nhìn từ SunwahTower

20 tháng 3, 2012

CHÙA NGỌC HOÀNG MỘT GÓC NHÌN - Phần 2

Sau khi tham quan gian chính giữa thờ Ngọc Hoàng, Minh tui bước qua dãy hành lang bên trái để bước qua gian bên trái.


Một hành lang vắng lặng

CHÙA NGỌC HOÀNG MỘT GÓC NHÌN - Phần 1

Chùa Ngọc Hoàng hay Ngọc Hoàng điện, nay gọi là chùa Phước Hải, tọa lạc tại số 73, đường Mai Thị Lựu, gần chợ Đa Kao thuộc phường Đa Kao, quận I, thành phố Hồ Chí Minh.
 

 Cổng chùa vào buổi trưa nắng

13 tháng 11, 2011

SÀI GÒN TRÊN CAO


Mình làm việc tại một tòa nhà cao cao ở Sài Gòn nên cũng được nhìn toàn cảnh của Sài gòn qua một khía cạnh nào đó nên cũng muốn giới thiệu với mọi người.

Mặc dù sống ở Sài Gòn nhưng chưa chụp được một cảnh đẹp nào của Sài Gòn.
Chắc tại do nó quá gần gũi với mình nên mình không chịu khám phá về nó


Sông Sài Gòn

24 tháng 4, 2011

LĂNG ĐỨC TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT (PHẦN 3)

Hơn một thế kỷ qua, lăng miếu Lê Văn Duyệt đã được xây dựng và hoàn thiện như ngày nay. Đây là một công trình kiến trúc thể hiện tài năng và quá trình sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động. Thể hiện qua nghệ thuật kiến trúc (mang dấu ấn của kiến trúc lăng mộ cố đô Huế với những tầng mái "trùng thiềm điệp ốc").

LĂNG ĐỨC TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT (PHẦN 2)

Bố cục của "Thượng công linh miếu" bao gồm tiền điện, trung điện và chánh điện. Mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một sân thiên tỉnh. Đối xứng hai bên trục nhà chính là hai dãy Đông lang và Tây lang. Ơở góc Tây Bắc của khuôn viên lăng mộ còn có một phường môn che chiếc đỉnh Hòa Bình được đắp bằng xi-măng.

Thượng công linh miếu nhìn từ bên trái.


LĂNG ĐỨC TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT (PHẦN 1)

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT(1764-1832)
Lê Văn Duyệt sinh năm Giáp Thân (1764
) tại Cù Lao Hổ, cạnh vàm Trà Lọt, nay thuộc làng Hòa Khánh, tỉnh Tiền Giang. Nội tổ là Lê Văn Hiếu từ Quảng Ngãi đi vào Nam sinh sống. Sau khi ông Hiếu qua đời, cha Lê Văn Duyệt là Lê Văn Toại và thân mẫu là Phúc Thị Hào rời Trà Lọt đến ở tại vùng Rạch Gầm, thuộc làng Long Hưng tỉnh Tiền Giang ngày nay.


Photobucket

Ông theo Chúa Nguyễn Ánh từ năm 17 tuổi,đến năm 1789 ông bắt đầu đứng vào hàng tướng lãnh của chúa Nguyễn. Năm 1793, Lê Văn Duyệt cùng với Nguyễn Phúc Ánh đi đánh Qui Nhơn, lấy được phủ Diên Khánh và phủ Bình Khương. Tháng 1 năm 1801 ông cùng chúa và các tướng lãnh khác như Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương, Võ Di Nguy đánh chiếm cửa biển Thị Nại (trận Thị Nại). Quân Tây Sơn thua to. Tháng 4 Nguyễn Phúc Ánh đem thủy quân ra Đà Nẵng. Đến tháng 5 vào cửa Tư Dung, Lê Văn Duyệt phá được quân Tây Sơn, bắt được phò mã Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phan Văn Sách rồi vào cửa Eo. Vua Cảnh Thịnh ( Quang Toản ) mang quân ra giữ cửa Eo nhưng thua phải chạy ra Bắc. Ngày 3 tháng 5, Nguyễn Phúc Ánh đem binh vào thành Phú Xuân.
1 tháng 6 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1802) chúa Nguyễn lên ngôi, chọn đế hiệu Gia Long. Vua phong ông là Khâm Sai Chưởng Tả Quân Dinh Bình Tây Tướng Quân, lệnh cùng với Lê Chất mang quân thâu phục Bắc Hà. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn thì xong việc.

30 tháng 10, 2010

NHÀ THỜ ĐA MINH BA CHUÔNG - HẠT PHÚ NHUẬN

Nhà thờ Đa Minh - Ba chuông

“Nhà thờ Ba Chuông”, một tên gọi gần gũi, bình dị nơi cửa miệng dân gian, nhưng đã gợi lên thắc mắc cho nhiều người về nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử.
Giáo xứ Đaminh - Ba Chuông ngày nay tọa lạc tại số 190 Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú Nhuận, do các Linh mục Dòng Đaminh sáng lập. Dòng Đaminh Việt Nam đã đến đây từ năm 1957.

Một số hình ảnh cùng chia sẻ đến mọi người về giáo xứ mà Minh tui đã tham gia sinh hoạt từ nhỏ đến bây giờ.

Gian cung thánh.


22 tháng 8, 2010

NHÀ THỜ HÀNG XANH - HẠT GIA ĐỊNH

Nhà thờ Hàng Xanh - Hạt Gia Định
Địa chỉ 76 Bạch Đằng, P.24, B.Thạnh
tui vẫn còn thắc mắc về tên gọi Hàng Xanh vì cũng có cách gọi khác là Hàng Sanh. Ai biết thì thông tin cho tui biết với nha.
Vài hình ảnh về nhà thờ Hàng Xanh.
Bên ngoài nhà thờ.


15 tháng 8, 2010

NHÀ THỜ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM - HẠT GIA ĐỊNH

Nhà thờ Đức mẹ vô nhiễm, địa chỉ 4bis Hoàng Hoa Thám P.7 Q.Bình Thạnh.
Thành lập năm 1970.

Xin giới thiệu với mọi người một vài hình ảnh về Nhà thờ Đức mẹ vô nhiễm.
Quang cảnh bàn thờ và gian cung thánh.


9 tháng 8, 2010

NHÀ THỜ GIA ĐỊNH - HẠT GIA ĐỊNH

Nhà thờ Gia Định địa chỉ số 280 Bùi Hữu Nghĩa P.2 Q.Bình Thạnh.
Trước đây Nhà thờ Gia Định còn được gọi là nhà thờ Thánh Mẫu hay còn gọi là nhà thờ Ba Chiểu và Nhà thờ Gia Định là tên chính thức hiện nay.

Quang cảnh bên ngoài sân nhà thờ.


LÊN ĐẦU TRANG