24 tháng 4, 2011

LĂNG ĐỨC TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT (PHẦN 1)

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT(1764-1832)
Lê Văn Duyệt sinh năm Giáp Thân (1764
) tại Cù Lao Hổ, cạnh vàm Trà Lọt, nay thuộc làng Hòa Khánh, tỉnh Tiền Giang. Nội tổ là Lê Văn Hiếu từ Quảng Ngãi đi vào Nam sinh sống. Sau khi ông Hiếu qua đời, cha Lê Văn Duyệt là Lê Văn Toại và thân mẫu là Phúc Thị Hào rời Trà Lọt đến ở tại vùng Rạch Gầm, thuộc làng Long Hưng tỉnh Tiền Giang ngày nay.


Photobucket

Ông theo Chúa Nguyễn Ánh từ năm 17 tuổi,đến năm 1789 ông bắt đầu đứng vào hàng tướng lãnh của chúa Nguyễn. Năm 1793, Lê Văn Duyệt cùng với Nguyễn Phúc Ánh đi đánh Qui Nhơn, lấy được phủ Diên Khánh và phủ Bình Khương. Tháng 1 năm 1801 ông cùng chúa và các tướng lãnh khác như Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương, Võ Di Nguy đánh chiếm cửa biển Thị Nại (trận Thị Nại). Quân Tây Sơn thua to. Tháng 4 Nguyễn Phúc Ánh đem thủy quân ra Đà Nẵng. Đến tháng 5 vào cửa Tư Dung, Lê Văn Duyệt phá được quân Tây Sơn, bắt được phò mã Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phan Văn Sách rồi vào cửa Eo. Vua Cảnh Thịnh ( Quang Toản ) mang quân ra giữ cửa Eo nhưng thua phải chạy ra Bắc. Ngày 3 tháng 5, Nguyễn Phúc Ánh đem binh vào thành Phú Xuân.
1 tháng 6 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1802) chúa Nguyễn lên ngôi, chọn đế hiệu Gia Long. Vua phong ông là Khâm Sai Chưởng Tả Quân Dinh Bình Tây Tướng Quân, lệnh cùng với Lê Chất mang quân thâu phục Bắc Hà. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn thì xong việc.


Nhiều công lao lớn nên Lê Văn Duyệt được liệt vào hàng Đệ Nhất Khai Quốc Công Thần, với đặc ân được vào chầu vua không phải lạy (nhập triều bất bái) và được đặc quyền chém trước tâu sau (tiền trảm hậu tấu) nơi biên thùy, nên sau này ông không chịu lạy vua Minh Mạng và đã giết Huỳnh Công Lý, cha của một quí phi, vì tội tham nhũng.
Và ông còn là người đã từng khuyên vua Gia Long chọn con của Đông Cung Cảnh để nối ngôi, thay vì hoàng tử Đảm (sau là vua Minh Mạng). Tuy vậy, ông vẫn phò tá vua Minh Mạng cho đến hết cuộc đời, mặc dù lòng không kính phục ông vua này. Ngược lại, Minh Mạng cũng không ưa gì ông nhưng vẫn phải dùng đến
Tả Quân
Lê Văn Duyệt làm Tổng Trấn thành Gia Định hai thời kỳ: từ 1813 đến 1816. Năm 1813 ông lãnh chức Tổng Trấn thành Gia Định, kiêm trông coi luôn cả Bình Thuận và Hà Tiên. Đến năm 1816 ông được chỉ triệu về kinh để bàn nghị về ngôi Thái Tử. Lần thứ nhì từ năm 1820 cho đến khi mất , Lê Văn Duyệt làm tổng trấn ở Gia Định thành . Tả quân lúc bấy giờ rất uy quyền, lòng người ai cũng kính phục, gọi ông là "Ông Lớn Thượng". Đương thời các nước lân cận đều sợ oai phong của Lê Văn Duyệt , gọi ông là "Cọp Gấm Đồng Nai", một trong Ngũ Hổ Tướng (bốn người còn lại là Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Huỳnh Đức và Trương Tấn Bửu).
Sau khi
Lê Văn Duyệt mất, con nuôi ông là Lê Văn Khôi cùng thuộc hạ trung thành Lê Văn Duyệt , giết chết Tổng đốc Nguyễn văn Quế & Bố chánh Bạch Xuân Nguyên , rồi dấy binh chiếm thành Phiên An (Gia Định ), chống lại triều đình . Quân nhà Nguyễn rất vất vả suốt 2 năm (1833-1834) mới dẹp được .
Năm 1835 sau sự biến thành Phiên An, Lê Văn Duyệt bị lên án và buộc tội đã gián tiếp gây nên biến loạn, vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng mộ, xiềng xích sắt, trên dựng bia đá có khắc tám chữ Quyền yểm Lê Văn duyệt phục pháp xử (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội).
Đến năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi cho phá bỏ xiềng xích và đắp lại mộ.
Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần, trong đó có Lê Văn Duyệt. Vua Tự Đức xem sớ cảm động mới truy phong lại cho cả ba ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Lại cho đắp phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao rộng thêm và cho sửa sang miếu thờ và tồn tại đến ngày nay

Hiện nay Lăng Lê Văn Duyệt tọa lạc tại số 126 đường Đinh Tiên Hoàng, phường 1, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Khu lăng mộ nằm gọn giữa giao điểm của bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức, Vũ Tùng, trên một gò đất cao hình lưng rùa thoai thoải về phía cầu Bông. Theo khoa địa lý Đông phương (thuật phong thủy) đây là vị thế nằm ngay "long mạch" hợp với "địa linh nhân kiệt" tài lộc đời đời vĩnh tế và sẽ có ảnh hưởng tốt cho sự an lạc của cư dân trong vùng.
Cổng tam quan của lăng Lê Văn Duyệt.
Photobucket

Cổng tam quan nhìn từ trong sân.

Photobucket
Khuôn viên lăng hiện nay còn lại 18.500m2, được giới hạn với bên ngoài bằng bức tường có chu vi 500m, cao 1,2m. Bức tường được trổ 4 cổng ra vào theo 4 hướng. Cổng Tam quan được đặt ở hướng Nam, mở ra đường Vũ Tùng, trên cổng đắp nổi hàng đại tự bằng chữ Hán "Thượng công miếu". Cổng Tam quan của lăng đã có lúc được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn - Gia Định xưa.
Bước qua cổng tam quan chúng ta sẽ thấy một không gian yên tỉnh, thoáng mát trong khuôn viên của lăng.
Photobucket
Lăng mộ và miếu thờ Tả quân Lê Văn Duyệt được xây dựng trên một trục chính từ cổng Tam quan vào, gồm: Nhà bia - Lăng mộ - Linh miếu.
Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Văn bia do Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ 1894. Nội dung bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.
Photobucket
Photobucket
Phần mộ gồm hai ngôi mộ: Tả quân và vợ ông, bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ hình chữ nhật. Trước mộ có một sân nhỏ để làm lễ. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn. Khi tìm hiểu thì được biết vị trí mộ ông được đặt "nam tả nữ hữu".
Toàn cảnh khu mộ.
Photobucket
Trước lối vào mộ có cặp lân bằng đá.
Photobucket
Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ hình chữ nhật.
Photobucket
Cách khu lăng mộ một khoảng sân rộng đến khu vực "Thượng công linh miếu", nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúng Lê Văn Duyệt.
Photobucket
Photobucket



Bố susu
04-2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BỐ SUSU CÁM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM VÀ ĐĂNG NHẬN XÉT TRONG BLOG.

LÊN ĐẦU TRANG