Bố
cục của "Thượng công linh miếu" bao gồm tiền điện, trung điện và chánh
điện. Mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một sân thiên tỉnh. Đối xứng hai
bên trục nhà chính là hai dãy Đông lang và Tây lang. Ơở góc Tây Bắc của
khuôn viên lăng mộ còn có một phường môn che chiếc đỉnh Hòa Bình được
đắp bằng xi-măng.
Thượng công linh miếu nhìn từ bên trái.
Thượng công linh miếu nhìn từ bên trái.
Thượng công linh miếu nhìn từ bên phải.
Toàn cảnh Thượng công linh miếu.
Khu vực đốt nhang và giấy vàng mã.
Khu vực tiền điệh là nơi để bá tánh thập phương tạ lễ.
Trên bàn thờ tiền điện để Di ảnh Đức Tả Quân
Bước
qua tiền điện là đến sân thiên tỉnh trước khi đến trung điện.
Tại đây có lối đi qua 2 dãy Đông lang và Tây lang là nơi thờ
Tiền hiền Hậu hiền, anh hùng vị quốc vong thân.
Sân thiên tỉnh.
Sân thiên tỉnh.
Cửa dẫn qua dãy Tây lang.
Cửa dẫn qua dãy Đông lang.
Bàn thờ bên dãy Đông lang.
Bàn thờ bên dãy Tây lang.
và tại dãy Tây lang là nơi để tủ chưa các lời giải khi xin xăm.
Khu vực trung điện là nơi để bá tánh thập phương xin lễ.Sân thiên tỉnh trước khu Trung điện.
Bàn thờ trước Trung điện.
Bàn thờ tại Trung điện thờ tả quân Lê Văn Duyệt.
Bên phải điện là bàn thờ Hiệp Biện Đại học Sĩ Phan Thanh Giản (1796 – 1867) Kinh Lược Sứ Nam Kỳ
Bên trái điện thờ Đức Quận Công Thiếu Phó Lê Chất (1769 – 1826 ) Tổng Trấn Bắc Thành
Hai bên điện thờ cón có tượng cọp nhồi bông và tượng ngựa xích thố bằng gỗ.Tượng ngựa xích thố.
Tượng cọp nhồi bông.
Bước đến sân thiên tỉnh trước khu Chánh điện là một hồ cá.
Chánh
điện được bài trí gần như đình làng Nam Bộ. Bài vị, chân dung Lê Văn
Duyệt được đặt chính giữa chánh điện. Tả ban đặt bài vị thờ Đức Kinh
lược Phan Thanh Giản (một văn thần). Hữu ban đặt bài vị thờ Đức Thiếu
phó Lê Chất (một vị quan võ đã cùng Lê Văn Duyệt "vào sinh ra tử" giúp
Gia Long).Bàn thờ, bài vị, tượng Đức
Tả quân Lê Văn Duyệt. Tượng Đức Ông bằng đồng nguyên chất, cao
2,65m, nặng 3 tấn, do kíp thợ nghệ nhân Huế đúc và mang vào từ Huế.
Tượng được lấy mẫu từ hình chân dung Lê Văn Duyệt in trên tờ giấy bạc
100 đồng lưu hành tại Sài Gòn năm 1966 (có lẽ do người dân đều nhớ
khuôn mặt ông qua tờ giấy bạc ) do nhà điêu khắc nổi tiếng Phạm Văn
Hạng thực hiện.
Bàn thờ, bài vị Hiệp Biện Đại học Sĩ Phan Thanh Giản (1796 – 1867)
Bàn thờ, bài vị Đức Quận Công Thiếu Phó Lê Chất (1769 – 1826 )
Khi
ông mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng và tế
lễ ông tại lăng mang nghi thức thờ thần và tế thần. Hàng năm, tại
lăng có hai lễ hội lớn, đó là ngày giỗ Tả quân từ ngày 01 đến 03 tháng 8
âm lịch. và ngày hội đầu xuân mồng 1 và ngày mồng 2 Tết. Số người dự
hội rất đông, không chỉ người địa phương mà cả khách tỉnh xa cũng về
dự hội. Ðáng chú ý trong số khách đi lễ số lượng người Hoa chiếm
khoảng phân nữa. Bởi họ đến dâng hương để tạ ơn một vị phúc thần. mà
lúc sinh thời khi làm Tổng trấn Gia Ðịnh, ông đã có những chính sách,
chủ chương nâng đỡ, tạo điều kiện cho cộng đồng người Hoa phát triển
ngành nghề, an cư lạc nghiệp trên quê hương thứ hai của họ.
Bố susu
04-2011
5Lời bìnhChronological Reverse Threaded
linalol said
Đến lăng Tả quân bằng cách nào , nếu bắt đầu ở góc Nguyễn Trãi - An Dương Vương?
từ
đó chị đi ra đường Nguyễn Thị Minh Khai, đi thẳng hoài đến ngã
tư Đinh Tiên Hoàng thì quẹo trái đi theo đường Đinh Tiên Hoàng
qua cầu Bông hỏi lăng ông bà chiểu thì ai cũng biết.
|
thaonhi0502 wrote on Jul 12, '11
CÁM ƠN NHIỀU
|
Mấy entry này giá trị lắm susu à:)
Trả lờiXóaem cũng muốn đi đến những điểm di tích ntn để chụp hình
Trả lờiXóanhưng bây chừ thì việc nhiều quá :(