18 tháng 8, 2013

TÌM LẠI HỒN XƯA - CÙ LAO PHỐ

Cù lao phố, một tên gọi rất quen thuộc trong ký ức của rất nhiều người dân Sài Gòn - Gia Định nhưng với lớp người trẻ như Bố susu thì phần đông có thể sẽ không biết Cù lao phố là gì, ở đâu....
Ngày xưa sông Đồng Nai chảy qua khu vực này còn được gọi là sông Phước Long
Cù lao phố là một bãi đất sa bồi được ôm trọn bởi con sông Đồng Nai. Ngày xưa, Cù lao phố còn được gôi với tên Nông Nại Đại Phố. Ngày nay Cù lao phố là xã Hiệp Hòa thuộc tp Biên Hòa. Đi trên cầu Đồng Nai, nhìn về đoạn sông Đồng Nai chia hai có một dải đất đó chính là Cù lao phố.
Người có công rất lớn cho sự hình thành của Cù lao phố đó chính là ông Trần Thượng Xuyên, vì không chịu thuần phục nhà Thanh nên đã dẫn đoàn tùy tùng sang thuần phục chúa Nguyễn Phúc Tần vào năm 1679 và được cho vào đây khai hoang, lập nghiệp.
Với tài tổ chức của mình, Trần Thượng Xuyên đã phát triển Cù lao phố thành một trung tâm kinh tế của vùng Gia Định xưa.
Nhưng sự phát triển hưng thịnh của Cù lao phố chỉ kéo dài gần 100 năm. Năm 1776-1777 quân Tây Sơn tiến vào đánh phá Gia Định và đặc biệt là Cù lao phố vì đây là nơi hậu thuẫn kinh tế cho chúa Nguyễn Phúc Ánh.
Từ đó Cù lao phố hoang tàn nên các thương gia người hoa kéo nhau đến vùng đất mới: Chợ Lớn, Mỹ Tho.
Mọi người để ý Đại Phố = Chợ Lớn. Có thể đây là nguồn gốc tên gọi của vùng Chợ Lớn ngày nay.
Lần này xuống Biên Hòa để tìm hiểu thêm về vùng đất Cù lao phố, Bố susu đã được gặp anh Phạm Hoài Nhân và đã được anh dẫn tham quan, hướng dẫn, giới thiệu các di tích mang đậm dấu ấn một thời của vùng đất Cù lao phố.
Được nói chuyện cùng anh, hiểu thêm những tâm tư, trăn trở của anh với vùng đất một thời là đầu tàu kinh tế của miền Nam này. Theo anh, Cù lao phố chẳng thua gì Hội An nhưng Cù lao phố lại không có được một Nguyễn Sự của Hội An.

Cùng anh ngồi uống cafe tại một quán vô cùng quành tá tràng - Nhã Viên quán - với một quần thể với cảnh sắc ba miền được tụ họp nơi đây. Nhà Nam bộ, nhà kiểu Huế, nhà rông Tây Nguyên với rất nhiều cổ vật được chủ nhân kỳ công sưu tập và trưng bày nơi đây.

Sau đó anh hướng dẫn đi tham quan Đình Tân Lân là nơi thờ cúng ông Trần Thượng Xuyên. Ngôi đình rất đặc sắc, đặc biệt tên mái ngói của đình có rất nhiều tượng rất đẹp.

Sau đó 2 anh em cùng nhau đến Phụng Sơn Tự, một ngôi chùa Hoa mà nơi đây từng được làm nhà bảo tàng.

Trên đường đi, anh Nhân cũng giải thích thêm lý do tại sao ngôi chùa này có têm gọi rất thân thương, Chùa ông Tám. Nhưng tên gọi chính thức của chùa là Chùa Đại Phước.



Và cũng được anh giới thiệu Thất phủ cổ miếu hay còn gọi là chùa Ông. Thật ra có thể gọi đây là Điện thì đúng hơn vì ban đầu nơi đây chỉ thờ Quan Công, bây giờ thì thấy có thêm nơi thờ Phật Quan Âm, chắc vì thế mới gọi là chùa.




Và điểm cuối trong hành trình của buổi sáng hôm đó, Bố susu ghé vào ngôi đình thờ Nguyễn Hữu Cảnh, người có công mở mang bờ cỏi miền đất phía Nam này. Đình mang tên là Đình Bình Kính.

Còn đây là cầu Gành, nơi đây đã xảy ra vụ tai nạn thảm khốc làm rúng động cả nước vào năm 2011.

Cái hồn của Cù lao phố ngày xưa bây giờ ta có thể sẽ không cảm nhận được ngay bằng mắt, vì những cái cổ xưa đó không còn tồn tại nhiều và dày đặc như Hội An. Chỉ còn lại những ngôi đình, những ngôi chùa là còn một chút gì đó của ngày xưa. Tiếc thay, muốn tìm lại cái hồn của những ngày xưa ấy ôi thật khó...
Có thể mình sẽ trở lại đây một lần nữa, một lần nữa để có thể len lõi vào trong từng con đường, thôn xóm... của Cù lao phố để có thể cảm nhận được nhiều hơn.

PS: Tiếc nhất là Bố susu quên chụp với anh Phạm Hoài Nhân một tấm hình cho cuộc gặp ngày hôm đó. Ôi, lại tiếc thay....


Bố susu
08-2013

27 nhận xét:

  1. Sông Đồng Nai còn có tên là sông Phước Long, Bố Susu à, nghĩa là con rồng mang phước.
    Năm 2008, kỷ niệm 310 năm Biên Hòa, tỉnh ĐN có tổ chức bình chọn 10 thắng cảnh đẹp nhất ĐN, thì đoạn sông chảy qua TP Biên Hòa này (chỗ anh em mình đã đi qua) được bình chọn là 1 trong "Đồng Nai thập cảnh"
    :-)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn anh đã nhắc em :)
      góc chụp cầu Ghềnh ở đình Bình Kính hình như là góc đẹp nhất, phải ko anh?
      hôm đó cũng tranh thủ về nên em chưa ghé Đại Giác cổ tự và đình thờ Nguyễn Tri Phương...
      chắc em sẽ quay lại một lần nữa :)

      Xóa
    2. Góc đó đẹp, nhưng... biết đâu có ai đó tìm ra góc đẹp hơn! Hi hi!
      Có 1 chi tiết này: Tên đúng và có từ xa xưa của chiếc cầu này là CẦU GÀNH, không phải GHỀNH. Từ trước 1975 nó là vậy.
      Khi giải phóng, mấy ông ở ngoài kia vô, tự chế nó ra thành Ghềnh... và dùng tên này trong các giấy tờ chính thức luôn. Dân Biên Hòa cố cựu ghét lắm, và họ vẫn quyết kêu đúng tên của cầu là Cầu Gành!

      Xóa
    3. hôm đó anh chưa nói với em thông tin này.
      chắc mấy ông đó đọc chữ Gành ko được hay mỏi miệng nên đọc trại thành Ghềnh cho đỡ mỏi miệng quá :)

      Xóa
    4. Đúng như Phạm Hoài Nhân nói, trước tên của cầu là :Cầu Gành.

      Xóa
    5. vậy thì e sẽ sửa lại tên cầu cho đúng với những gì thuộc về Cù lao phố. cám ơn các anh đã cho em biết thêm thông tin. :)

      Xóa
  2. Hiiii.... Thế là phần 1 chương "Nam du ký sự" của Bố Su Su.... tiếp phần 2, 3, ,4 .....-> n nhá Chúc Tu thật vui khỏe và đêm nay thật ấm áp nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn bác Phan Trần đã động viên Bố susu.
      Em chúc bác một buổi tối thật hạnh phúc và thật ấm áp nhé :)

      Xóa
  3. Trả lời
    1. hihihi, đừng buồn mà anh. Em còn cho anh xem hình dài dài mà :)

      Xóa
  4. Bố Susu cũng hoài cổ quá há. Vừa đi để khám phá vừa ghi chép tỉ mỉ. Hay thật!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là e đi để tìm hiểu và để biết thêm nhiều thông tin về các địa danh đó và chỉ muốn chia sẻ cùng mọi người để cả nhà mình biết thêm một chút thông tin gì đó :)

      Xóa
  5. Ồ, có bác Phạm Hoài Nhân dẫn đi thế này thì tuyệt quá...
    Tượng cụ Nguyễn Hữu Cảnh trông khắc khổ quá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dzạ, bác Phạm Hoài Nhân không những giới thiệu rất đầy đủ mà còn có nhiều thông tin bên lề rất thú vị nữa :)

      Xóa
  6. Một nét văn hóa khá thuần Việt ở Cù Lao Phố, đó là Đình, có một bài viết nói khu vựuc này có nhiều ngôi Đình nhất ở Nam bộ.
    Tôi đã đến Cù Lao Phố vài lần, đã ghé thăm những nơi bố Susu đến, không thấy bố Susu đưa hình ảnh và nói về vườn bưởi Tân Triều, nơi sản xuất giống bưởi Biên Hòa nổi tiếng một thời.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo lời anh Phạm Hoài nhân thì khu vực Cù lao phố có tất cả khoảng 18 ngôi đình,chùa đúng là khu vực có nhiều ngôi đình nhất nam Bộ.
      Chắc lần sau khi ghé Văn miếu Trấn Biên e sẽ tìm đến vườn bưởi Tân Triều vì vườn bưởi Tân Triều ngược hướng với Cù lao phố và nằm cùng hướng với Trấn Biên.

      Xóa
  7. Chị cũng thế Bố susu ơi ...chị cũng không biết gì về Cù lao phố này ...giờ mới nghe em giới thiệu đó ...nhưng sao chị không thấy hình ảnh gì hết vậy hở em ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hihihi, xin lỗi chị nhé. hôm qua lò mò chỉnh lại trang ảnh lại vô tình xóa mất hình của bài viết. chị ghé xem lại nhé :)

      Xóa
  8. Chùa Đại Phước đẹp quá ...kiến trúc nhìn rất hay ..tuyệt đẹp em ạ . Nhìn tượng Quan Ông thật oai nghiêm em nhỉ ? Lúc chị còn ở VN , chị thường đi cúng ở đền Quan Thánh Đế Quân bên quận Nhà Bè lắm ...rất linh thiêng , nhất là xin xâm ở đó ...giờ nhìn lại những hình ảnh này ...chị rất nhớ nhà và những ngày tháng còn ở quê hương VN của mình ....một kỷ niệm khó quên với đất nước nơi mà chị đã được sinh ra và lớn lên ở đó và hiện giờ là những người thân yêu của chị cũng còn đang sinh sống ở đó...nhưng có lẽ niềm vui nhất của chị hiện giờ là chị đã có được 2 quê hương ...

    Trả lờiXóa
  9. Chúc Bạn có thêm nhiều niềm vui, an lạc trong ngày Đại lễ Vu Lan nhé
    [img] http://trancaovan6875.files.wordpress.com/2012/08/vu-lan.jpg [/img]

    Trả lờiXóa
  10. Bậy thiệt, anh Hai Âủ đẹp ...lão dư thế mà hem có hình tung lên .He he lem té :D.
    Quên, bố SU chuyển dùm Mụ tới anh Zip lần nữa nhen.Mong anh ấy luôn vui khỏe!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nghĩ lại Bố susu tiếc quá trời. Sẽ chuyển lời của Lém Lém đến anh Zip :)

      Xóa
  11. Cũng được một chuyến du lịch ké với Bố Susu nè :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hihihi, sẽ còn nhiều chuyến du lịch nữa đó chị :)

      Xóa
  12. Chị thích ngắm dòng sông từ Phụng Sơn Tự nhìn ra cầu Gành . Hôm bố susu đi trời xanh mây trắng , dòng sông đục ngầu phù sa rất đẹp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đúng là đứng ở Phụng Sơn Tự thì ảnh quá đẹp, phóng tầm mắt thì từ xa xa là núi Châu Thới, bên trái là cầu Gành...

      Xóa

BỐ SUSU CÁM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM VÀ ĐĂNG NHẬN XÉT TRONG BLOG.

LÊN ĐẦU TRANG