16 tháng 4, 2016

NHỮNG KIẾN TRÚC MANG DẤU ẤN SAIGON

Sài Gòn bây giờ năng động và thay đổi rất nhiều, những cao ốc mới liên tục được xây dựng và kéo theo đó có một vài kiến trúc xưa sẽ tàn lụi theo thời gian. 

Nghĩ rằng sẽ mình cố gắng tìm kiếm, lưu lại những kiến trúc đã đi sâu vào lòng người dân Sài Gòn đem về blog để có thể bạn bè ghé ngang qua có thể thấy lại một chút gì đó của SAIGON những năm ngày xưa.


1. Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập.
Dinh Độc Lập ban đầu tên gọi là Dinh Norodom được xây dựng từ 1868 đến năm 1871 thì hoàn thành. Đến 1955, ông Ngô Đình Diệm đổi tên thành Dinh Độc Lập sau khi phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống. Đến 1962, Ngô Đình Diệm cho xây lại Dinh sau khi Dinh bị ném bom không thể khôi phục lại, đến năm 1966 thì hoàn thành nhưng người khánh thành Dinh lại là ông Nguyễn Văn Thiệu.
Sau 1975, bên thắng cuộc đổi tên thành Hội trường Thống Nhất đến bây giờ.


2. Nhà hát thành phố
Nhà hát TP HCM.
Nhà hát lớn Thành phố nằm trên đường Đồng  Khởi, quận 1, được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật, đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Hoàn thành ngày 1/1/1900, nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm du lịch của thành phố. 

3. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn.
Đây là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, thuộc Tổng giáo phận TP HCM. Tháng 8/1876 nhà thờ được chính thức xây dựng do kiến trúc sư J. Bourard chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng, đến ngày 7/10/1877 thì hoàn thành. Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn là điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong nước và cả nước ngoài. 

4. Bưu điện trung tâm Sài Gòn
Bưu điện trung tâm Sài Gòn.
Bưu điện trung tâm Sài Gòn tọa lạc tại số 2, đường Công xã Paris, quận 1. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng với phong cách chiết trung trong khoảng 1886–1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á. Nằm cạnh Nhà thờ Đức Bà và gần trung tâm mua sắm Diamond Plaza, công trình kiến trúc tạo nên sự tương tác sinh động, đẹp mắt và trở thành tâm điểm của Sài Gòn ngày nay.

5. Chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành.
Chợ Bến Thành được xem là biểu tượng của thành phố. Sau nhiều lần thay đổi địa điểm xây dựng và tên gọi, đến năm 1912 chợ được khởi công xây dựng và hoàn thành tháng 3/1914 với tên Bến Thành đến ngày nay. Chợ Bến Thành có 4 ô cửa và 4 tháp cổng có gắn đồng hồ nhìn ra 4 con đường trung tâm quận 1, lần lượt theo các hướng bắc, nam, đông là đường Lê Lợi, đường Phan Bội Châu, đường Phan Chu Trinh và cổng chính có tháp cao nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang.

6. Trụ sở UBND TP HCM
Trụ sở UBND Tp. Hồ Chí Minh.
Trụ sở UBND TP HCM trên đại lộ Nguyễn Huệ, quận 1 là một tòa nhà được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Gardès thiết kế, mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp.Trước khi trở thành nơi làm việc của UBND TP HCM, tòa nhà có tên là Dinh Xã Tây, sau đổi thành Tòa Đô Chánh Saigon. Đây được coi là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất TP HCM.

7. Bến Nhà Rồng
Bến Nhà Rồng.
Bến Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4/3/1863 với mục đích làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Cũng chính tại nơi đây, ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước. Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - một trong những chi nhánh của Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả nước.


BỐ SUSU TỔNG HỢP

04-2016

2 nhận xét:

  1. Riêng Bến Nhà Rồng con rồng trên nóc nhà bây giờ có khác hồi xưa. Xưa 2 con rồng chầu vào (quay đầu vào, thế Lưỡng long tranh châu), sau tòa nhà bị bom sửa chữa lại thành 2 con rồng quay đầu ra.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. lần này cháu đừng từ xa chụp nên ko để ý cặp rồng này ra sao nữa.
      nếu có dịp lại vào đây nhất định phải canh chụp cặp rồng này.

      Xóa

BỐ SUSU CÁM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM VÀ ĐĂNG NHẬN XÉT TRONG BLOG.

LÊN ĐẦU TRANG