8 tháng 3, 2015

BÌ CUỐN NHÀ THẦY

Món bì cuốn không chỉ là một món ăn vặt nhưng nó còn là một món đặc sản trong làng ẩm thực của Việt Nam chúng ta. Từ Nam ra Bắc, từ thành thị tới nông thôn, món bì cuốn này đều quen thuộc với nhiều người.
Với tôi đây là một món tôi rất thích nhưng phải được thưởng thức tại nhà người thầy của tôi.

Mỗi lần chúng tôi lên thăm thầy thì y như rằng sẽ có món này để giành riêng cho tụi học trò của thầy. Cũng với những thành phần cơ bản của món bì cuốn: bì, thịt, thính cuộn với rau xà lách và bánh tráng.


Những gỏi bì cuốn được đặt sát nhau và được cột chặt bằng một lớp bánh tráng bên ngoài được cắt làm 2 phần để dễ ăn. Khi gắp một cuốn bì, chấm với nước mắm thì không món gì ngon bằng.


Vị béo của bì, thịt được hòa quyện với vị mặn ngọt chua cay của nước mắm làm cho món bì cuốn lại càng hấp dẫn hơn. Theo tôi, với món bì cuốn này thì vị ngon của nước mắm chấm chiếm hết 60% sự thành công của món ăn.
Tôi cũng thử qua nhiều nơi nhưng với tôi món ngon này lại càng ngon hơn khi chúng tôi lại được gặp gỡ và cùng trò chuyện với người thầy của tôi nay đã về hưu. 

BỐ SUSU
03-2015

11 nhận xét:

  1. Hấp dẫn, hấp dẫn, nhìn hình ảnh những cuốn bì cuốn thật thích mắt. Thật đúng, nhiều món ăn ngon ở những "phụ gia" ăn kèm như nước chấm, nước sốt, và lại càng ngon khi được ăn ở nhà thày... :-)))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mỗi lần lên nhà thầy là cháu toàn xin đem về nhà ăn tiếp ko đó bác Hiệp ơi :)

      Xóa
  2. Bạn tui nó tả:
    Moon Tran: Tao nổi da gà khi nghe Mom tao miêu tả toàn bộ các công đoạn làm nên sản phẩm như thế này. Rim thịt, xắt thịt (xắt lát mỏng rồi xắt lại sợi nhuyễn), luộc da heo, lạng miếng mỏng rồi lại xắt nhuyễn, rang gạo giã nhuyễn làm thính, băm tỏi nhuyễn, nêm gia vị, trộn lên. Tiếp theo là lặt rau, rửa rau, cuốn, nhưng phải cuốn nguyên cuốn dài và phải cuốn cho chặt, xong rồi gom 10 cuốn lại thành 1 bó, lấy cái bánh tráng bự quấn chặt bên ngoài, xong rồi cắt khúc ra @@@@@@@. Sau này mà tao có làm đám tiệc gì là tao delete nó ra khỏ menu liền. Cực thí mợ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác luôn, ngày trước muốn ăn một món gì thì phải như thế, bì phải mua da heo về cạo sạch lông, rồi luộc, lạng mỏng (bỏ bớt lớp mỡ dưới da), thính phải tự rang gạo rồi xay thành thính (thời chưa có cối xay tay thì giã trong cối đá), còn chuyện rau phải nhặt từng lá, ngâm thuốc tím, để cho ráo nước là bình thường. Món nước mắm chấm thôi pha cho ngon đã là một nghệ thuật.
      Có lẽ ngày xưa ăn một món như món bì cuốn (chỉ là ăn chơi thôi) cũng cực như thế, nên ẩm thực được nâng lên thành nghệ thuật (nghệ thuật ẩm thực), ăn là thưởng thức luôn cái cực, cái khéo tay của người làm nên thấy ngon. Bây giờ cái gì cũng có sẵn, mua sẵn nên ăn ít thấy ngon chăng?

      Xóa
    2. nghe bạn cháu tả mà hết muốn làm thử luôn đó bác Hiệp. Nhớ lần 2 mẹ con làm món ốc bươu nhồi thịt, cực rất cực luôn áh bác Hiệp.
      Lâu lâu nhắc lại món đó, 2 mekon cùng cười.

      Xóa
    3. Bố susu nhắc tới món ốc bươu nhồi thịt làm tôi nhớ chuyện mấy năm trước tôi có bà chị họ từ Na Uy về chơi, chị ấy đến chơi nói muôn ăn món ốc bươu nhồi thịt, ở nhà làm mời chị ấy ăn, ăn xong cứ xuýt xoa khen mãi. Điều rất ngộ nghĩnh là chị ấy xin một mớ vỏ ốc để mang về Na Uy, sang bên ấy sẽ làm món này, vì bên ấy có bán ốc nhưng chỉ có ruột, không thể kiếm được vỏ ốc. :-)

      Xóa
    4. cháu cũng nghĩ đến việc mấy nhà hàng họ cũng giữ lại mấy cái vỏ ốc to, đẹp để tái sử dụng nhiều lần. Không biết cháu nghĩ có đúng ko nữa :)

      Xóa
    5. Còn ở bên em thì những con ốc bưu nó bé tí tèo ...ăn không thấm vào đâu cả !!!

      Xóa
    6. nó ko lớn hơn đc hay sao vậy chị?

      Xóa

BỐ SUSU CÁM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM VÀ ĐĂNG NHẬN XÉT TRONG BLOG.

LÊN ĐẦU TRANG