Đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho là tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam cũng là tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương, được xây dựng vào năm 1881. Tuyến đường sắt này có chiều dài hơn 70 km và tổng kinh phí gần 12 triệu franc. Mọi vật liệu để xây dựng tuyến đường sắt này đều được chở từ Pháp sang. Đây cũng là tuyến đường sắt thứ hai được người Pháp xây dựng ở nước ngoài, sau tuyến đường sắt dài khoảng 13 km đầu tiên đặt tại Pondichéry là khu vực thương điếm của Pháp tại Ấn Độ, được xây vào tháng 12/1879.
|
Nhà ga cũ của Sài Gòn thời Pháp thuộc, nằm ở vị trí công viên 23/9 ngày nay. Đây là một trong 2 ga đầu - cuối của đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho, tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương. |
|
Chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt sông Vàm Cỏ Đông đến ga cuối cùng tại trung tâm thành phố Mỹ Tho với hành khách là các công dân Pháp, ngày 20/7/1885. |
|
Trụ sở Công Ty Đường Sắt Đông Dương ở Sài Gòn thời thuộc địa (nay là trụ sở của Công ty vận tải đường sắt Sài Gòn) nằm bên phải chợ Bến Thành. |
|
Ga Chợ Lớn nằm trên tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. Ảnh chụp năm 1905. |
|
Trạm xe lửa đi Chợ Lớn phía trước Chợ Cũ trên đại lộ Charner (đường Nguyễn Huệ ngày nay). |
|
Tuyến đường sắt chạy qua đại lộ Charner. |
|
Đoàn tàu chạy qua Sở Thuế quan trên đại lộ Charner. |
|
Đoàn tàu chạy qua cột cờ Thủ Ngữ ở khu vực bến Bạch Đằng, Sài Gòn. |
|
Cầu Tân An (địa phận TP Tân An, tỉnh Long An ngày nay), một trong hai cây cầu đường sắt quan trong (cầu kia là Bến Lức) của tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. |
|
Ga Mỹ Tho năm 1905. |
|
Một bức ảnh chụp khoảng năm 1900 của tuyến đường sắt. |
|
Đầu máy xe lửa Vaico (Vàm Cỏ) do CTy Alsacienne chế tạo năm 1895 (đường ray rộng 1 m), sử dụng trên đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. |
Tuyến Đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho hoạt động đến thập kỷ 50 của thế kỷ 20. Thời kỳ này xe hơi phát triển mạnh. Hệ thống đường bộ Sài Gòn - Mỹ Tho cũng được đầu tư như xa lộ nên người dân chuyển dần sang đi đường bộ để thuận lợi hơn. Có những ngày cả đoàn tàu chỉ có vài chục người đi dẫn đến thua lỗ. Năm 1958, tuyến đường sắt này đã bị chính quyền Ngô Đình Diệm cho ngưng hoạt động, kết thúc 73 năm tồn tại.
Theo KIẾN THỨC
(BỐ SUSU SƯU TẦM)
Hình hay quá đấy Bố susu :-)
Trả lờiXóacháu thấy cũng ít thông tin về đoạn đường sắt này nên ôm dzìa đây để dễ tham khảo đó mà :)
Xóa