28 tháng 4, 2015

HỒ CON RÙA

Sau khi người Pháp chiếm được thành Gia Định (là tên chính thức của thành Phụng), họ đã cho san bằng ngôi thành này vào ngày 8 tháng 3 năm 1859. Khi chiếm được cả ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, người Pháp bắt đầu quy hoạch lại thành phố vào năm 1862. Dựa trên những còn đường có sẵn dọc ngang trong thành Quy cũ, người Pháp đã sắp xếp khu hành chính mới căn cứ trên các di tích cũ. Vị trí Hồ Con Rùa hiện nay nằm ở cuối con đường dẫn ra bến sông được đánh số 16.
Vào năm 1878, tháp nước được xây tại vị trí Hồ Con Rùa ngay nay để cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Từ ngày 24 tháng 2 năm 1897, đoạn đường từ phía sau nhà thờ Đức Bà đến tháp nước đổi tên thành đường Blancsubé. Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do không còn đủ sức đáp ứng nhu cầu cung cấp nước nữa và con đường được mở rộng nối dài đến đường Mayer (nay là đường Võ Thị Sáu) và khúc cuối này có tên là đường Garcerie. Từ đó vị trí này trở thành giao lộ như ngày nay, với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre (cắt giao lộ là đường Testard - nay là đường Võ Văn Tần - và đường Larclauze - nay là đường Trần Cao Vân). Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng với hồ nước nhỏ, để đánh dấu cuộc xâm chiếm và biểu tượng của việc người Pháp làm chủ Đông Dương. Do đó người địa phương thường gọi nó là Công trường Ba hình. Các tượng đài này tồn tại đến năm 1956 thì bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ cũng được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ

        Đầu tiên là tháp nước được xây tại giao lộ Phạm Ngọc Thach - Trần cao Vân - Võ văn Tần
 

                                             Tượng đài Ba hình bị phá bỏ vào năm 1956
Sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam thì địa điểm Công trường Chiến sĩ là vòng xoay giao thông của hai con đường Duy Tân và Trần Quý Cáp. Thời điểm xây dựng Hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác. Một số tài liệu cho là nó được xây dựng vào năm 1965, vài tài liệu khác thì cho là 1967. Người thiết kế Hồ con Rùa là kiến trúc sư Nguyễn Kỳ. Mẫu thiết kế của ông được chọn trong cuộc thi tìm quy hoạch mới cho địa danh này.

Từ 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tu và chỉnh trang trong đó gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng năm bàn tay xòe ra đón đỡ giống như các cánh hoa đón đỡ nhụy hoa. Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn với các dòng chữ ghi tên các nước đồng minh viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa. Do đó mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa. Sau khi xây dựng xong thì ban đầu khu giao lộ này được đặt tên là Công trường Chiến sĩ Tự do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế.
Sau năm 1975, chính quyền cho đục bỏ các dòng chữ trên tấm bia. Đường Duy Tân thay tên thành đường Phạm Ngọc Thạch còn đường Trần Quý Cáp đổi thành đường Trần Cao Vân/Võ Văn Tần. Vào đầu năm 1976 (hay 1978), tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.
(Tổng hợp từ Internet)







BỐ SUSU SƯU TẦM
04-2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BỐ SUSU CÁM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM VÀ ĐĂNG NHẬN XÉT TRONG BLOG.

LÊN ĐẦU TRANG