Yuen Sin đăng bộ ảnh này trên báo Zhejiang Daily. Trong các bức ảnh, người Châu Á có xu hướng say sưa trên các thiết bị điện tử kể cả trẻ con; trong khi người phương Tây lại tìm về những trang sách truyền thống.
Những người phương Tây nhẩn nha trò chuyện trong khi giới trẻ Á lại rất bận rộn với những chiếc smartphone.
"Ở hai đầu thế giới" là bình luận của nhiều độc giả về bức ảnh này. Sau 2 ngày đăng tải, những bức ảnh được chia sẻ nhanh chóng vì nó lột tả chính xác sự phụ thuộc của con người vào những thiết bị điện tử thông minh ngày nay.
Người đàn ông phương Tây đeo tai nghe để át bớt những tiếng ồn tại sân bay và chăm chú vào những trang sách. Những bức ảnh đăng tải đã thu hút sự tranh luận của cộng đồng mạng, nhiều ý kiến cho rằng những tấm ảnh phản ánh một phần sự khác biệt về văn hóa đọc giữa người phương Đông và phương Tây.
Người phụ nữ này tranh thủ đọc sách dù chỗ ngồi không được thoải mái cho lắm. Người châu Âu có xu hướng muốn bổ sung thêm kiến thức bằng cách đọc sách mọi lúc, mọi nơi trong những thời gian chờ tàu xe, trong khi đa số chúng ta tìm cách "giết thời gian" bằng cách chơi game.
Theo tác giả bộ ảnh, giới trẻ Châu Á tại sân bay chăm chú trên các thiết bị cầm tay để chat với bạn bè, đọc báo, chơi điện tử, lướt mạng xã hội. Rất hiếm hoi người ta bắt chuyện với nhau cho dù quen thân vì mỗi người chìm vào thế giới riêng trên chiếc smartphone.
Sự thảnh thơi của các du khách phương Tây đối lập hẳn với vẻ tập trung cao độ, nhíu mày của những thanh niên Châu Á.
Người dân các nước tiên tiến tranh thủ giờ phút chờ đợi làm chậm lại nhịp sống bằng việc ghi chép, đọc sách trò chuyện. Trong khi ở các quốc gia mới nổi phương Đông, nhịp sống hối hả, con người chăm chú trên thiết bị cầm tay, không muốn bỏ lỡ một sự kiện gì trên thế giới mạng.
Thực tế trên không là trường hợp cá biệt ở sân bay Bangkok mà phổ biến tại đô thị các nước đang phát triển Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Khánh Ly (Theo Zhejiang Daily)
BỐ SUSU SƯU TẦM
BỐ SUSU SƯU TẦM
Qua những hình ảnh trên ta thấy người Châu Á nói chung quá lệ thuộc vào những thiết bị điện tử. Riêng ở VN điều này rất rõ, có những bạn trẻ vào quán cafe ngồi chung bàn, thay vì chuyện trò lại thấy mỗi người chúi vào cái điện thoại hay máy tính bảng, hôm qua báo TT viết có đến gần 80% trẻ con dưới 6 tuổi sử dụng thường xuyên các thiết bị thông minh.
Trả lờiXóaTrong khi những người Âu Mỹ (nơi thiết kế ra những thiết bị điện tử đó) đọc một quyển sách ở nơi công cộng, thì người Châu Á (chắc chắn có VN) sử dụng thiết bị điện tử.
Lạm dụng (thái quá) luôn có những tác hại...
cháu cũng đang là một nạn nhân của trào lưu này, đúng là một món nghiện, một thói quen rất khó bỏ đi đc bác Hiệp ơi :(
XóaMỗi nơi có cái hay riêng của nó em ạ , tất cả đều tùy thuộc vào nền văn hóa của mỗi nơi mà thôi !
Trả lờiXóanhưng qua góc máy này thì Âu đã hơn hẳn Á rất nhiều rồi chị ơi
Xóa