Bài viết giới thiệu về Cha Phanxico Trương Bửu Diệp sưu tập được trên mạng.
Ai
đã từng đến du lịch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có lẽ sẽ không thể
bỏ qua một điểm hành hương nổi tiếng: Tắc Sậy. Từ những năm của thập
niên 1980 trở đi, hằng năm cứ vào ngày 11–12/3 dòng người lương giáo từ
các nơi tuôn về Tắc Sậy, trên nhiều chiếc xe đò chở khách người ta còn
có thể thấy hình một vi linh mục mặt vuông chữ điền rất dễ mến. Họ đến
Tắc Sậy để làm gì vậy? Thưa để kỷ niệm lễ giỗ của một vị linh mục có tên
là Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp.
Đôi dòng tiểu sử
* Cha
Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 1-1-1897, được Cha Giuse Sớm rửa tội
ngày 2-2-1897 tại họ đạo Cồn Phước, làng Tấn Ðức, nay thuộc ấp Mỹ Lợi,
xã Mỹ Luông, Chợ Mới, Tỉnh An Giang.
* Cha ngài là Micae Trương Văn Đặng (1860-1935), mẹ ngài là Lucia Lê Thị Thanh. Gia đình sinh sống tại họ đạo Cồn Phước.
*
Năm 1904, lúc ngài lên 7 tuổi thì mẹ mất. Theo cha, gia đình dời lên
Battambang, Campuchia, sinh sống bằng nghề thợ mộc. Tại đây, thân phụ
ngài tục huyền với bà Maria Nguyễn thị Phước, sinh năm 1890, quê quán họ
Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang. Kế mẫu đã sinh cho ngài người em gái tên
là Trương thị Thìn (1913), hiện còn sống tại họ đạo Bến Dinh, xã Tân
Hoà, huyện Thanh Bình, tỉnh Ðồng Tháp.
* Năm 1909, cha Phêrô Lê Huỳnh
Tiền cho ngài vào tiểu chủng viện Cù lao Giêng, xã Tấn Mỹ, Chợ Mới An
Giang. Mãn tiểu chủng viện, ngài lên đại chủng viện Nam Vang, Campuchia
(lúc đó các họ đạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long trực thuộc giáo phận
Phnom Penh, Campuchia).
* Năm 1924, sau thời gian tu học, ngài được
thụ phong linh mục tại Nam Vang, thời Ðức cha GB. Chabalier. Lễ vinh quy
và mở tay được tổ chức tại nhà người cô ruột là bà Sáu Nhiều, tại họ
đạo Cồn Phước.
* Năm 1924-1927, được bề trên bổ nhiệm làm cha phó họ
đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt Nam sinh sống tại tỉnh Kandal,
Campuchia.
* Năm 1927-1929, ngài về làm giáo sư tại tiểu chủng viện Cù lao Giêng.
Sống chết vì đoàn chiên
Tháng
3 năm 1930, ngài về nhậm họ đạo Tắc Sậy. Trong những năm làm cha sở,
ngài quan hệ, giúp đỡ, thành lập nhiều họ đạo vùng phụ cận như: Bà Ðốc,
Cam Bô, An Hải, Ðầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Ðồng Gò, Rạch Rắn.
Theo
lời kể của ông Giacôbê Huỳnh Văn Lập 76t, ngày xưa là chú bé giúp lễ ở
với cha (ông Ba Lập hiện vẫn còn sống ở tại Tắc Sậy) thì cha Diệp rất
hiền nhưng khi giảng thì có lúc giọng cha rất hùng hồn mạnh mẽ, có lúc
lại rất êm đềm. Cha cũng rất thương người nghèo: ông còn nhớ khi có
những người nghèo đói bất kể lương giáo hay người lỡ đường cha đều kêu
vào rồi mở lẫm lúa cho họ lấy lúa đem ra xay giã lấy gạo (vì lúc đó
không có nhà máy xay lúa như bây giờ).
Hoàn cảnh xã hội nhiễu
nhương vì chiến tranh giữa Nhật và Pháp, dân chúng nhiều người di tản.
Cha bề trên địa phận Phêrô Trần Minh Ký ở Bạc Liêu kêu gọi ngài lánh
mặt; người Pháp 3 lần đem xe đến rước, khuyên ngài tạm lánh khi nào tình
hình yên ổn thì trở về họ đạo, nhưng ngài trả lời: “Tôi sống giữa đoàn
chiên và nếu có chết cũng giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết.”
Ngày
12-3-1946, ngài bị Nhật bắt cùng với trên 70 người giáo dân tại họ Tắc
Sậy, tất cả bị lùa đi và nhốt chung tại lẫm lúa của ông giáo Sự ở Cây
Dừa. Cũng theo lời kể của ông Ba Lập thì họ chất rơm chung quanh tính
đốt tất cả, nhưng cha Diệp đứng ra tranh đấu cho dân, đồng thời an ủi
những người cùng bị giam. Cha khuyên giáo dân ăn năn tội và giải tội cho
họ. Cha bị mời đi làm việc 3 lần và lần thứ ba thì không thấy trở về
nữa. Sau khi cha bị mời đi lần thứ ba bổn đạo thấy cửa lẫm để mở ngỏ và
họ đã trốn thoát.
Sau đó vài ngày giáo dân đã tìm thấy xác ngài
từ một cái ao của ông giáo Sự, với vết chém sau ót ngang mang tai và
thân xác trần trụi như Chúa Giêsu trên thập giá.
Thi hài ngài
được vớt lên và chôn cất trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo. Ðến năm
1969, hài cốt ngài được di dời về nhà thờ Tắc Sậy, nhiệm sở của ngài thi
hành chức vụ chủ chăn trong 16 năm. Ngôi nhà mồ của ngài hiện nay, được
trùng tu và khánh thành ngày 4-6-1989. Ngài là cha sở thứ nhì của họ
đạo Tắc Sậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
BỐ SUSU CÁM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM VÀ ĐĂNG NHẬN XÉT TRONG BLOG.