Ở nhà, mình trồng đươc một giàn lan.
Ban đầu thì thấy lan đẹp quá nên mua mấy chậu đang ra hoa về nhà treo.
Sau đó, tưởng dễ trồng nên tự đi mua cây, giỏ, lưới làm giàn.
Nhọc công tưới bón, chăm sóc mà chẳng thấy kết quả như người bán nói "anh mua về trồng khoảng 1 tháng là ra hoa"
ôi sao mà dễ bị dụ thế
thế là mấy giò lan này không được chăm sóc chu đáo nữa, mặc dù mình cứ trông hoài nhưng vẫn chẳng thấy vòi của nó đâu.
24 tháng 8, 2011
8 tháng 8, 2011
ƯỚC MƠ NHỎ CỦA CUỘC ĐỜI.....
Cuộc đời thì nhiều ước mơ, mà lòng người thì nhiều mơ ước.......
Chắc mơ ước của mình cũng như bao người thôi, một mái nhà đơn sơ cho một gia đình.
vì nhớ rằng Ông bà cũng đã dạy có an cư thì mới lạc nghiệp......
Chắc mơ ước của mình cũng như bao người thôi, một mái nhà đơn sơ cho một gia đình.
vì nhớ rằng Ông bà cũng đã dạy có an cư thì mới lạc nghiệp......
24 tháng 7, 2011
MƯU SINH NƠI GÓC PHỐ
Cuộc sống với bao vất vả, lo toan.
Từ thành thị đến nông thôn bao người phải bươn chải với công cuộc mưu sinh kiếm sống.
Sài Gòn, nơi mưu sinh kiếm sống của rất nhiều người
cả người Sài Gòn lẫn người quê lên phố.
Từ thành thị đến nông thôn bao người phải bươn chải với công cuộc mưu sinh kiếm sống.
Sài Gòn, nơi mưu sinh kiếm sống của rất nhiều người
cả người Sài Gòn lẫn người quê lên phố.
22 tháng 7, 2011
CÀ MAU - NƠI MŨI ĐẤT NHÔ RA CUỐI CÙNG CỦA TỔ QUỐC.
13 tháng 7, 2011
BAY LÊN NÀO
Đang dẫn chú nhóc đi chơi chợt nghe ù ù trên đầu, nhìn lên àh thì ra là
Máy bay .... bay bằng máy....
Máy bay .... bay bằng máy....
5 tháng 7, 2011
15 tháng 6, 2011
NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC
Cái ngày đầu tiên susu đi học, cả nhà ai nấy đều hồi hộp.
Người hồi hộp nhất là bà ngoại và bà nội. 2 bà sợ cháu đi học sẽ khóc nhiều, sợ cháu ăn uống không được, sợ cháu xuống cân....
nói chung là sợ tất tần tật....
Sáng hôm thứ ba, 6g15 kếu bạn í thức dậy, vì không quen thức dậy sớm nên bạn í lăn qua lăn lại nướng thêm một chút. Vệ sinh, thay đồ sạch sẽ, mang balô bạn í hồ hởi gặp ai cũng khoe:"susu đi học, susu đi cô giáo"
đến trường, bạn í được chơi đu quay
Người hồi hộp nhất là bà ngoại và bà nội. 2 bà sợ cháu đi học sẽ khóc nhiều, sợ cháu ăn uống không được, sợ cháu xuống cân....
nói chung là sợ tất tần tật....
Sáng hôm thứ ba, 6g15 kếu bạn í thức dậy, vì không quen thức dậy sớm nên bạn í lăn qua lăn lại nướng thêm một chút. Vệ sinh, thay đồ sạch sẽ, mang balô bạn í hồ hởi gặp ai cũng khoe:"susu đi học, susu đi cô giáo"
đến trường, bạn í được chơi đu quay
14 tháng 6, 2011
CÁCH ĐÂY 3 NĂM
Ngày 14/06/2008 cách đây 3 năm
Và hôm nay 14/06/2011 là cưới nhau được 3 năm rồi, bây giờ đã có susu là gia tài lớn nhất của 2 vợ chồng rồi.
Và hôm nay 14/06/2011 là cưới nhau được 3 năm rồi, bây giờ đã có susu là gia tài lớn nhất của 2 vợ chồng rồi.
BÁO CÁO NHANH TÌNH HÌNH CỦA SUSU TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO.
Vì ở nhà nên susu cũng hư lắm, bố mẹ quyết định sẽ cho susu đi học mặc dù hai bên nội ngoại kêu cho susu ở nhà đến 3 tuổi mới đi học.
Ngày mà bạn susu đi học thì vừa qua 25 tháng tuổi rồi, hôm đi khám sức khỏe đi học thì bạn í cân nặng 12.5kg, cao 90cm. thế thì cũng hơi ổn một chút. nhưng mấy ngày nay lại bệnh vặt nên bây giờ nhẹ hều àh.
Ngày mà bạn susu đi học thì vừa qua 25 tháng tuổi rồi, hôm đi khám sức khỏe đi học thì bạn í cân nặng 12.5kg, cao 90cm. thế thì cũng hơi ổn một chút. nhưng mấy ngày nay lại bệnh vặt nên bây giờ nhẹ hều àh.
6 tháng 6, 2011
CÓ MỘT CHÚT SÀI GÒN BUỔI TRƯA.
Vậy là đã vào hè, bây giờ tất bật công ăn việc làm nên cũng chẳng nhớ đâu khi nào là hè.
Lang thang vào buổi trưa gận đúng ngọ, bước trên những con đường hàng ngày vẫn đi qua, lâu lắm rồi ta mới thả bộ trên những con phố này. Những con đường gần như quen thuộc vì đó chính là con đường mà mình đi làm hằng ngày.
Nhà thờ Đức bà Sài Gòn gần như là một biểu tượng với người dân thành phố, vẫn đứng lặng trong buổi nắng trưa.
Lang thang vào buổi trưa gận đúng ngọ, bước trên những con đường hàng ngày vẫn đi qua, lâu lắm rồi ta mới thả bộ trên những con phố này. Những con đường gần như quen thuộc vì đó chính là con đường mà mình đi làm hằng ngày.
Nhà thờ Đức bà Sài Gòn gần như là một biểu tượng với người dân thành phố, vẫn đứng lặng trong buổi nắng trưa.
1 tháng 6, 2011
28 tháng 5, 2011
KỂ CHUYỆN MỘT CHIỀU MƯA
20 tháng 5, 2011
TẬP TÀNH
Mấy hôm nay lò mò tìm hiểu cái lightroom về quản lý ảnh, ban đầu cũng thấy hơi khó khăn nhưng được ông bạn hướng dẫn nên mới biết sử dụng.
Bạn tui thì tiết kiệm được 80% nhưng còn tui thì mới bắt đầu nên chưa có % nào vì còn lọng cọng lắm.
Mỗi cái chọn hình nào vừa ý để post thì cũng đã tốn một đống thời gian rồi. Sau đó bắt đầu chỉnh sửa tốn thêm một mớ nữa.
Nói chung là tốn thời gian trong nên cũng chỉ làm việc lúc khuya mà thôi, mà lúc đó thì buồn ngủ vô cùng.
Thôi thì cứ tìm hiểu từ từ vậy.....
Bạn tui thì tiết kiệm được 80% nhưng còn tui thì mới bắt đầu nên chưa có % nào vì còn lọng cọng lắm.
Mỗi cái chọn hình nào vừa ý để post thì cũng đã tốn một đống thời gian rồi. Sau đó bắt đầu chỉnh sửa tốn thêm một mớ nữa.
Nói chung là tốn thời gian trong nên cũng chỉ làm việc lúc khuya mà thôi, mà lúc đó thì buồn ngủ vô cùng.
Thôi thì cứ tìm hiểu từ từ vậy.....
13 tháng 5, 2011
10 tháng 5, 2011
SINH NHẬT MẸ VÀ CON
Vây là con đã 2 tuổi rồi, đã biết được nhiều điều lắm.
Năm nay con được cả bà nội và bà ngoại làm sinh nhật cho con (thích nhé). Lần đầu con được thổi nến sinh nhật, nhìn con thổi nến mà ba mẹ hạnh phúc vô cùng.
Năm nay con được cả bà nội và bà ngoại làm sinh nhật cho con (thích nhé). Lần đầu con được thổi nến sinh nhật, nhìn con thổi nến mà ba mẹ hạnh phúc vô cùng.
6 tháng 5, 2011
24 tháng 4, 2011
LĂNG ĐỨC TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT (PHẦN 3)
Hơn
một thế kỷ qua, lăng miếu Lê Văn Duyệt đã được xây dựng và hoàn thiện
như ngày nay. Đây là một công trình kiến trúc thể hiện tài năng và quá
trình sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động. Thể hiện qua nghệ
thuật kiến trúc (mang dấu ấn của kiến trúc lăng mộ cố đô Huế với những
tầng mái "trùng thiềm điệp ốc").
LĂNG ĐỨC TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT (PHẦN 2)
Bố
cục của "Thượng công linh miếu" bao gồm tiền điện, trung điện và chánh
điện. Mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một sân thiên tỉnh. Đối xứng hai
bên trục nhà chính là hai dãy Đông lang và Tây lang. Ơở góc Tây Bắc của
khuôn viên lăng mộ còn có một phường môn che chiếc đỉnh Hòa Bình được
đắp bằng xi-măng.
Thượng công linh miếu nhìn từ bên trái.
Thượng công linh miếu nhìn từ bên trái.
LĂNG ĐỨC TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT (PHẦN 1)
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT(1764-1832)
Lê Văn Duyệt sinh năm Giáp Thân (1764) tại Cù Lao Hổ, cạnh vàm Trà Lọt, nay thuộc làng Hòa Khánh, tỉnh Tiền Giang. Nội tổ là Lê Văn Hiếu từ Quảng Ngãi đi vào Nam sinh sống. Sau khi ông Hiếu qua đời, cha Lê Văn Duyệt là Lê Văn Toại và thân mẫu là Phúc Thị Hào rời Trà Lọt đến ở tại vùng Rạch Gầm, thuộc làng Long Hưng tỉnh Tiền Giang ngày nay.
Ông theo Chúa Nguyễn Ánh từ năm 17 tuổi,đến năm 1789 ông bắt đầu đứng vào hàng tướng lãnh của chúa Nguyễn. Năm 1793, Lê Văn Duyệt cùng với Nguyễn Phúc Ánh đi đánh Qui Nhơn, lấy được phủ Diên Khánh và phủ Bình Khương. Tháng 1 năm 1801 ông cùng chúa và các tướng lãnh khác như Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương, Võ Di Nguy đánh chiếm cửa biển Thị Nại (trận Thị Nại). Quân Tây Sơn thua to. Tháng 4 Nguyễn Phúc Ánh đem thủy quân ra Đà Nẵng. Đến tháng 5 vào cửa Tư Dung, Lê Văn Duyệt phá được quân Tây Sơn, bắt được phò mã Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phan Văn Sách rồi vào cửa Eo. Vua Cảnh Thịnh ( Quang Toản ) mang quân ra giữ cửa Eo nhưng thua phải chạy ra Bắc. Ngày 3 tháng 5, Nguyễn Phúc Ánh đem binh vào thành Phú Xuân.
1 tháng 6 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1802) chúa Nguyễn lên ngôi, chọn đế hiệu Gia Long. Vua phong ông là Khâm Sai Chưởng Tả Quân Dinh Bình Tây Tướng Quân, lệnh cùng với Lê Chất mang quân thâu phục Bắc Hà. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn thì xong việc.
Lê Văn Duyệt sinh năm Giáp Thân (1764) tại Cù Lao Hổ, cạnh vàm Trà Lọt, nay thuộc làng Hòa Khánh, tỉnh Tiền Giang. Nội tổ là Lê Văn Hiếu từ Quảng Ngãi đi vào Nam sinh sống. Sau khi ông Hiếu qua đời, cha Lê Văn Duyệt là Lê Văn Toại và thân mẫu là Phúc Thị Hào rời Trà Lọt đến ở tại vùng Rạch Gầm, thuộc làng Long Hưng tỉnh Tiền Giang ngày nay.
Ông theo Chúa Nguyễn Ánh từ năm 17 tuổi,đến năm 1789 ông bắt đầu đứng vào hàng tướng lãnh của chúa Nguyễn. Năm 1793, Lê Văn Duyệt cùng với Nguyễn Phúc Ánh đi đánh Qui Nhơn, lấy được phủ Diên Khánh và phủ Bình Khương. Tháng 1 năm 1801 ông cùng chúa và các tướng lãnh khác như Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương, Võ Di Nguy đánh chiếm cửa biển Thị Nại (trận Thị Nại). Quân Tây Sơn thua to. Tháng 4 Nguyễn Phúc Ánh đem thủy quân ra Đà Nẵng. Đến tháng 5 vào cửa Tư Dung, Lê Văn Duyệt phá được quân Tây Sơn, bắt được phò mã Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phan Văn Sách rồi vào cửa Eo. Vua Cảnh Thịnh ( Quang Toản ) mang quân ra giữ cửa Eo nhưng thua phải chạy ra Bắc. Ngày 3 tháng 5, Nguyễn Phúc Ánh đem binh vào thành Phú Xuân.
1 tháng 6 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1802) chúa Nguyễn lên ngôi, chọn đế hiệu Gia Long. Vua phong ông là Khâm Sai Chưởng Tả Quân Dinh Bình Tây Tướng Quân, lệnh cùng với Lê Chất mang quân thâu phục Bắc Hà. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn thì xong việc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)