PHẦN 3: NGÀY CUỐI NHƯNG CÒN NHIỀU TIẾC NUỐI
Hai ngày ở Phú Yên đã trôi qua, ngày hôm nay phải chinh phục cho được một địa điểm mà mình được bạn bè giới thiệu đó chính là Bãi Ôm ở vịnh Xuân Đài.
Sáng sớm thức dậy, làm một dĩa bánh căn to đùng và tranh thủ kiểm tra thông tin về Bãi Ôm là địa điểm chinh phục sáng hôm nay của tụi mình.
Từ thị trấn Sông Cầu chúng tôi đến ngã ba Vũng La, quẹo phải và đi theo con đường chạy quanh vịnh Xuân Đài dài khoảng 12km.
Con đường có lúc chạy ngang khu dân cư, có lúc chạy qua đèo dốc cao quanh co uốn lượn càng làm cho đường đến bãi Ôm thêm thú vị.
Hôm chúng tôi đến, bãi Ôm không một bóng người chỉ có 2 đứa chúng tôi nên tha hồ khám phá, chụp ảnh nơi đây. Đến với bãi Ôm chúng ta sẽ thấy bãi Ôm được bao bọc bởi 2 dãy đá 2 bên ôm lấy bãi biển, một bãi cát mịn, một hàng dừa xanh, những con sóng êm đềm...
Bãi Ôm hiện nay gần như chưa được khai thác du lịch nên nét hoang sơ còn nguyên vẹn, đã có dự án phát triển du lịch khu vực này nhưng vẫn án binh bất động sau nhiều năm triển khai.
Phía bên trái của bãi Ôm là một bãi đá kéo dài ra tận biển, những đám rêu xanh bắt đầu mọc trên những tảng đá càng làm cho bãi Ôm thêm hấp dẫn. Hôm mình đi không biết rằng, phía xa những hòn đá này là những rạn san hô nằm xấp xỉ mặt nước, rất độc đáo vì không phải như những điểm ngắm san hô khác cần phải đi thuyền mới có xem thấy san hô.
Tui chỉ cầu mong bãi Ôm cứ như vậy mãi, chứ mà khai thác du lịch thì vẻ hoang sơ, thanh bình không biết có còn giữ được hay không?
Đắm mình trong làn nước tuyệt vời của Bãi Ôm, chúng tôi qyau trở về thị trấn Sông Cầu để tiếp tục di chuyển đến địa điểm khác. Trên con đường trở ra chúng tôi thấy có một đụn cát trắng mà không biết từ đâu, khi về tham khảo lại thì mới biết sau lưng đụn cát trắng đó là một bãi tắm khác có tên gọi là bãi Thung Nham, đành phải hẹn lần sau để quay lại đây để ngắm san hô ở bãi Ôm và khám phá bãi Thung Nham vậy!!!
Chia tay Sông Cầu, chia tay bãi Ôm thơ mộng chúg tôi lại lên đường để quay về Tuy Hòa để tối nay quay về lại saigon nơi phố hội bon chen đang chờ chúng tôi quay trở về. Bây giờ chúng tôi mới ghé qua nhà thờ Mằng Lăng thay cho buổi chiều ngày hôm qua vì lúc đó nhà thờ chuẩn bị có thánh lễ.
Nhà thờ Mằng Lăng là nhà thờ cổ nhất của Phú Yên được xây dựng vào năm 1892 và là một điểm đến thu hút đông khách du lịch khi đến Phú Yên vì Gành Đá Dĩa và nhà thờ Mằng Lăng là 2 địa điểm gần nhau nên thuận tiện cho du khách khi đến tham quan 2 địa điểm này.
Ngoài điểm nhấn là kiến trúc Gothique đặc trưng của nhà thờ thì tại đây còn lưu giữ cuốn sách bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam được in tại Roma năm 1651.
Đập Tam Giang thuộc huyện Tuy An, nằm vắt ngang dòng sông Cái đưa nước về cho các cánh đồng An Thạch, An Ninh, An Dân giúp cho việc trồng trọt của nông ad6n nơi đây thêm thuận lợi.
Từ Tuy An chúng tôi chạy về hướng thành phố Tuy Hòa, dùng chân ăn trưa tại khu vực cầu An Hải ngay đầm Ô Loan nổi tiếng hải sản của Phú Yên. Chỉ 2 người nên 3 món như thế này đã là quá tuành tráng với chúng tôi, hẹn lần sau sẽ thưởng thức thêm các món khác. Ăn uống xong mình mới nhận được một tin động trời của ngày hôm đó, lướt net cập nhập tin tức thì biết được cầu Ghềnh bị sà lan đâm sập mà tối nay chúng tôi lại đi xe lửa về, quả là quá lo lắng nhưng bụng bảo dạ đã có đường sắt lo cho chuyện đi về saigon của mình nên không bận tâm lắm.
Vì còn được một khoảng thời gian dài trướ ckhi lên tàu về nên chúng tôi quyết định đi Hải đăng Đại Lãnh mà ngày đầu tiên chúng tôi đã bỏ qua do không kịp thời gian. Vào cổng xong chúng tôi được biết có 2 đường lên hải đăng và chúng tôi quyết định đi ven theo dòng suối đổ ra biển để đi lên hải đăng.
Trên đỉnh của Mũi Đại Lãnh có ngọn hải đăng cao khoảng 20m, từ trên hải đăng có thể quan sát rõ vũng biển của mũi Đại Lãnh. Mũi Đại lãnh là phần của dãy trường Sơn đổ ra phía biển nên nơi đây co rất nhiều đá với đủ hình dáng.
Mũi Đại Lãnh hay còn gọi là mũi Điện ngày trước được xác nhận là điểm cực Đông của Tổ quốc, là nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền nhưng ngày nay điểm cực Đông khác là Mũi Đôi - Khánh Hòa lại là một một cực Đông mới được xác định do một phượt thủ phát hiện ra nhưng Mũi Đại Lãnh này luôn thu hút khách du lịch đến tham quan vì điểm cực Đông ở Mũi Đôi là một thử thách rất lớn cho những ai muốn chinh phục điểm này
Dưới chân Hải đăng là bãi Môn, cũng là một bãi biển nằm gọn trong 2 cánh cung của dãy núi kéo dài ra biển, với một bãi cát trắng dài hơn 400m và một bờ biển thoai thoải, cát trắng, biển xanh... Điểm thú vị ở Bãi Môn là bạn vừa có thể tắm biển và vừa tắm suối, có thể đây là điểm độc đáo nhất của Bãi Môn mà ít có nơi nào mà thiên nhiên ban cho như vậy.
Và từ đằng xa, con tàu SE-5 đang tiến tới gần, chuẩn bị đưa chúng tôi trở về Saigon trở về với cuộc sống bon chen nhu thường ngày, bỏ lại quảng thời gian 3 ngày khám phá Phú Yên thật tuyệt vời. Tôi sẽ trở lại Phú Yên, ít nhất là phải quay lại Bãi Ôm mà tui đã trót không thể quên được...
Phần 1: NGÀY ĐẦU TIÊN TRÊN MẢNH ĐẤT PHÚ YÊN
Phần 2: NGÀY THỨ HAI QUÁ ĐÃ Ở PHÚ YÊN
Phần 3: NGÀY CUỐI NHƯNG CÒN NHIỀU TIẾC NUỐI
BỐ SUSU
05-2016
Chuyến đi rất thú vị. Trước năm 1975 tôi ở Tuy Hòa hay ngồi uống cafe ở quán Nhớ đường Nguyễn Huệ. Nhà thờ Mằng Lăng có quyển sách tự điển Việt - Bồ - La của giám mục Alexandre de Rhodes in năm 1651 tại Roma.
Trả lờiXóaBiển Tuy Hòa còn hoang sơ rất đẹp.
dzạ, đúng là biển Phú Yên rất đẹp bác Hiệp ơi
Xóanhưng để ở Phú Yên luôn chắc là buồn chết đc đó :)