Một người bạn trong chổ làm có đặt một câu hỏi nhỏ nhưng cả đám trong công ty lại ngơ ngác (trong đó có BỐ SUSU).
Câu hỏi rất dễ: tại sao người Việt hay đặt tên con có chữ lót là VĂN cho con trai - THỊ cho con gái.
Cũng xôn xao, cũng bàn tán nhưng kết quả thì không khả quan lắm.
Một người bạn nói rằng: Con trai có chữ lót là VĂN vì có liên quan đến nghiệp văn võ, con gái có chữ lót là THỊ vì liên quan đến việc chợ búa.
Còn mình về tra cứu trên internet thì thấy cách giải thích như thế này, xin mạn phép được copy lại. (Nguồn)
"VĂN
hàm ý chữ nghĩa, học vấn, hay và đẹp, … (như: văn từ, văn chương, văn
vẻ, văn minh, văn hóa, văn hoa bóng bẩy…). Với nghĩa này, khi Chu An
(1292-1370) tạ thế, vua Trần ban tên thụy Văn Trinh. Đời sau gọi Chu Văn
An vì lầm tưởng tên ông lót chữ Văn. Xưa kia chỉ con trai mới đi học và
được đi thi, nên lót tên phái nam là Văn âu cũng hợp lẽ.
THỊ nguyên là họ. Sách Lĩnh Nam chích quái mở đầu với truyện “Hồng Bàng
thị” nghĩa là họ Hồng Bàng. Phụ nữ Việt xưa thường không được nêu tên
riêng, dùng thị kèm sau họ cha để gọi cô gái trưởng thành.
Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) có nàng Tô thị, nghĩa là cô gái con ông họ Tô.
Đến lúc nào đó cách gọi này kèm thêm tên riêng cô gái: Đoàn thị Điểm
tức là cô Điểm con ông họ Đoàn. Có lẽ vì thế, khoảng 50 năm trước quy
ước viết tên người không buộc viết hoa văn và thị.
Theo thời gian, cách hiểu cũ phôi pha, thị được xem là thành tố tạo tên
phái nữ; đẻ con gái, làm khai sinh đặt tên Phan thị Mão, quên rằng xưa
kia thị chỉ dùng lúc cô đã trưởng thành. Nay quy ước buộc viết hoa
Trương Thị Giáp thì coi như “hợp thức hóa” cách hiểu thị là thành tố tạo
tên phái nữ. "
Như vậy vấn đề này sẽ có nhiều cách giải đáp khác nhau, BỐ SUSU nhờ bác Hiệp, bác Bu, bác Salam... cho cháu ý kiến về vấn đề này với.
BỐ SUSU
08-2015
Câu hỏi này hay à Bố susu.
Trả lờiXóaTôi có quyển Nhân danh học VN của PGS. TS. Lê Trung Hoa, nói về tên, cách đặt tên của người Việt. Trong phần "tên đệm" không thấy sách giải thích rõ gốc gác của chữ "văn" và "thị" trong tên của nam, nữ. Sách chỉ nói dân gian dùng "văn" và "thị" với mục đích chính là phân biệt nam, nữ. Ngày xưa thì theo thói quen, và cũng ít thích đặt tên cầu kỳ (đại đa số dân làm nghề nông, ở thôn quê nhiều hơn thành thị), nên nam được đặt cho chữ lót (tên đệm) là "văn" và nữ là "thị".
Thực ra theo khảo sát thì ngay ngày trước, chữ lót văn và thị cũng chỉ chiếm khoảng nửa số người được khảo sát, nhiều chữ lót khác được dùng, cũng chỉ với mục đích để phân biệt nam nữ, ở Huế hay dùng chữ "diệu" cho phái nữ. Sau này chữ lót không phải là một từ mà thường 2 từ, thường ghép thêm cả họ mẹ, hoặc tên cha mẹ vào tùy trai hay gái.
Còn tại sao trước đây nam lại dùng chữ văn và nữ lại dùng chữ thị, thì có lẽ văn 文 (văn chương) thích hợp cho phái nam, và chữ thị 氏 là để chỉ phái nữ.
Nói tóm lại "văn" và "thị" chỉ là tiếng lót, tiếng đệm để dễ phân biệt nam và nữ.
Như vậy thì cách giải thích này có thể khác với những điều cháu ghi ở trên và ý nghĩa cũng nhẹ nhàng hơn phải ko bác Hiệp?
XóaTheo như những nhà nghiên cứu đưa ra mấy cách giải thích về chữ Văn và Thị trong tên người VN. Như ông Lê Trung Hoa còn nêu (căn cứ trên sách Tây) là có nguồn gốc từ tiếng... Ả Rập. Học giả An Chi nêu một thuyết khác Văn là từ tục xăm mình của người Việt xưa kia (chữ Văn 紋 này có khác chữ Văn 文 là họ hay tên đệm hiện nay), thí dụ như Lê văn Tèo có nghĩa là ông Tèo họ Lê có xăm mình. Còn như tên Chu Văn An 朱文安 chẳng hạn, là chữ Văn 文.
XóaVề họ thì Văn 文 hiện nay cũng là họ, Thị 氏 cũng thế, cũng là họ. Xưa kia bên Trung Hoa người phụ nữ lấy họ cha hoặc chồng thêm chữ Thị 氏 ở sau để gọi, như Trương Thị, Vương Thị...
Còn cách dùng Văn, Thị là tên đệm về sau này của người Việt có lẽ chỉ để xác định rõ hơn giới tính như ý kiến nhiều nhà nghiên cứu cho biết.
Quên, còn chữ Thị là Chợ 市, như có ai đó giải thích chữ Hán lại khác nữa, cái này chắc để nói vui thôi chứ không phải vì đàn bà lo việc chợ đâu.
Xóacháu cám ơn các giải thích của bác Hiệp nhiều thiệt là nhiều :)
Xóa