23 tháng 8, 2014

XƯA VÀ NAY - SÀI GÒN

Sài Gòn của ngày hôm qua hay Sài Gòn của ngày hôm nay thì vẫn mãi là Sài Gòn. Mấy ai bảo tôi ở đâu thì tôi cũng sẽ nói tôi ở Sài Gòn. Sài Gòn một nơi không bao giờ ngưng nghỉ mà cứ biến động, biến động không ngừng. Chỉ một thời gian không quan tâm thì Sài Gòn sẽ làm bạn ngạc nhiên hơn. 
Gom vội một số hình ảnh của Sài Gòn ngày trước và ngày nay để mọi người - những ai luôn muốn Sài Gòn là Sài Gòn - cảm nhận những đổi thay của mảnh đất này.
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, một những công trình kiến trúc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố này. Nhà thờ bắt đầu xây dựng năm 1877 và hoàn thành năn 1880.

Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, Quận 1. Xây dựng năm 1886 và hoàn thành năm 1888.

Nhà Hát Lớn Thành Phố Hồ Chí Minh, hay thường được biết đến với tên gọi Nhà hát Thành Phố là một nhà hát nằm trên đường Công trường Lam Sơn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Nhà hát Thành phố trong bức ảnh được chụp từ thế kỷ 19, tòa nhà bên hông nay là khách sạn Caravelle.

Dinh Độc Lập năm 1955 là một công trình kiến trúc mang phong cách Pháp. Nó đã bị phá hủy vào năm 1962 do cuộc oanh tạc của hai phi công bất mãn thuộc không lực Sài Gòn. Công trình này đã được xây dựng lại và khánh thành năm 1966. Sau giải phóng, Dinh Độc Lập đổi tên thành Hội trường Thống Nhất.

Góc đường Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão ngày nay trở nên đông vui tấp nập hơn với chi nhánh cửa hàng McDonald's.

Tòa nhà Đường sắt Việt Nam chụp những năm 1930. Vườn hoa trước cửa nay nhường chỗ cho một đại lộ.

Bức ảnh Chợ Lớn chụp năm 1950 với khung cảnh đường Châu Văn Liêm bây giờ.

Đường Đồng Khởi những năm 1930, nay là đoạn đường giữa khách sạn Continental và Vincom A.

Góc đường Đồng Khởi, phía trước khách sạn Continental nhìn từ trên cao.

Chợ Bến Thành là một trong những biểu tượng của vùng đất Sài Gòn nằm ngay bên cạnh quảng trường Quách Thị Trang và công viên 23/9. Chợ có bốn cổng, mỗi cổng có gắn đồng hồ và hướng ra các tuyến phố chính như:  Cửa Bắc nhìn ra đường Lê Thánh Tôn, cửa Nam nhìn ra đường Lê Lợi, cửa Đông nhìn ra đường Phan Bội Châu, cửa Tây nhìn ra đường Phan Chu Trinh và cổng chính có tháp cao nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang. 

Thương xá Tax thân thương trong tâm trí người Sài Gòn. Công trình này đã có tuổi đời 130 năm và sắp nhường chỗ cho một tòa nhà 40 tầng hiện đại. 

Dinh Độc Lập (trước đây) và Dinh Thống Nhất (ngày nay).

Vỉa hè phía trước Bưu điện trung tâm thành phố được mở rộng hơn trước đây. Ngày nay, nơi đây trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở thành phố.
 
Quang cảnh tấp nập người mua kẻ bán tại Chợ Lớn trước đây và bây giờ. 
 
Góc đường Hàm Nghi những năm 1920 với khung cảnh hiện tại.
 
Góc đường Ngô Đức Kế.
 
Góc đường Lê Lai - Phan Chu Trinh, bên hông chợ Bến Thành.
 
Đường Đồng Khởi trước đây cổ kính và yêu kiều như một góc phố châu Âu. Ngày nay, đây trở thành con phố trung tâm tấp nập người qua lại.
 
Đường Duy Tân và đường Phạm Ngọc Thạch.
 
Góc đường Đồng Khởi.
 
Đường Đồng Khởi xưa và nay
 
Chợ Bến Thành xưa và nay
 
Cầu Sài Gòn trước và nay. Cầu Sài Gòn 1 được xây dựng năm 1958 và hoàn thành năm 1961. Cầu Sài Gòn 2 nằm song song với cầu Sài Gòn 1 được hoàn thành năm 2013.
 
Các loại phương tiện giao thông ở Sài Gòn xưa và nay.
 
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, bên cạnh Thảo cầm viên Sài Gòn. Đây là nơi bảo tồn và trưng bày hàng chục ngàn hiện vật quí được sưu tầm trong và ngoài nước Việt Nam.
 
Chợ Bình Tây là ngôi chợ lớn của thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), nằm ở đường Tháp Mười, quận 6. Chợ được khởi công xây dựng từ năm 1928, hoàn thành sau đó hai năm. Chợ do ông Quách Đàm, quê quán ở Triều Châu, Trung Quốc, bỏ tiền xây dựng. Được xây theo kỹ thuật hiện đại của phương Tây lúc bấy giờ nhưng chợ Bình Tây mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông. Diện tích chợ là hơn 17.000m2. Tháp chính vươn cao có bốn mặt đồng hồ. Mái chợ được lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp, tạo sự thông thoáng ngay cả trong những ngày hè nóng nực. Các góc mái có nét uốn lượn theo kiểu chùa chiền phương Đông. Chợ Bình Tây hiện là một trong những chợ đầu mối hàng đầu của TP.HCM và cả nước.
 
Mặt sau của Nhà thờ Đức Bà năm 1955. 
 
Cầu Khánh Hội và cầu Mống trên Kênh Tàu Hủ năm 1955. 
 
Đại lộ Charner năm 1955 và Đại lộ Nguyễn Huệ năm 2005. 
 
Đại lộ De la Somme năm 1955 và Đại lộ Hàm Nghi năm 2005. 
 
Khách sạn Majestic trên đường Catinat năm 1955. 
 
Bến Bạch Đằng năm 1955 và năm 2005. 
 
Bờ sông Sài Gòn năm 1955 và năm 2005. 
 
Cầu Ông Lãnh, 1955 và năm 2005. 
 
Cầu Mống, 1955 và năm 2005 
 
Cầu Chà Và, 1955 và năm 2005 
 
Toàn cảnh Sài Gòn năm 1955 và năm 2005

(Bố susu sưu tầm)

6 nhận xét:

  1. Thật tuyệt ! Bài viết cùng hình ảnh minh họa thật độc đáo ! Chắc hẳn là em đã phải bỏ công sức ra rất nhiều để tham khảo và chia sẻ với bạn bè . Cảm ơn em rất nhiều Bố susu nhé ...

    Trả lờiXóa
  2. chỉ vì e muốn giữ mãi những hình ảnh của xứ Saigon này đó chị Nắng Tuyết ơi :)

    Trả lờiXóa
  3. Saigon ký ức và Saigon hiện đại nhiều khi khác nhau quá xa nhận không ra nữa. Nhưng dẫu sao thì Saigon vẫn còn mãi nơi những người đã gắn bó :-)))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bây giờ có nhiều đoạn đường ở saigon được xây dựng mới nhiều khi cháu cũng không biết đi như thế nào nều là đi lần đầu vì bây giờ quá khác ngày xưa đó bác Hiệp ơi :)

      Xóa
  4. Sài gòn đi r lại nhớ...hẹn sg vào ngày khác nhá...nhớ lắm sg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Saigon luôn đón bạn quay về mà, nhanh nhanh rồi về nhé :)

      Xóa

BỐ SUSU CÁM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM VÀ ĐĂNG NHẬN XÉT TRONG BLOG.