13 tháng 9, 2013

CHÙA ÔNG - CÙ LAO PHỐ

Chùa Ông Cù Lao Phố, tục danh của Miếu Quan Đế, được xây dựng vào năm 1684 và sau đổi tên thành Thất phủ cổ miếu. Đây là ngôi chùa Hoa sớm nhất ở Nam Bộ, gắn với cộng đồng di dân do Trần Thượng Xuyên đưa vào định cư ở Biên Hòa năm 1679, tạo lập Nông Nại Đại Phố - một thương cảng đô hội sớm nhất ở vùng đất phương Nam.
Cổng chùa


Thất phủ cổ miếu tọa lạc trên một thế đất đẹp; mặt tiền miếu quay về hướng tây - nam nhìn ra sông Đồng Nai. Trước cổng Tam quan có cây si cổ thụ sum suê tỏa bóng mát, soi bóng xuống dòng sông Đồng Nai hiền hòa, gió lộng, nước trong xanh bốn mùa mát rượi. Tất cả đã tạo cho ngôi miếu một quang cảnh thoáng mát, nên thơ nhưng cũng thật thâm u, cổ kính…

Trước mặt chùa là con sông Đồng Nai và chếch về phía bên phải của chùa là cây cầu Gành gắn liền với cuộc sống nguời dân Cù Lao Phố.
Theo ghi chép của Trịnh Hoài Đức, trong sách Gia Định thành thông chí (biên soạn khoảng 1820) thì Miếu Quan Đế là một công trình kiến trúc "Miếu điện nguy nga, có tô đắp tượng lớn, cao hơn một trượng; phía sau là Quan Âm điện. Ngoài bao tường gạch, có 4 con lân đá ngồi bốn góc. Miếu này cùng với Hội quán Phước Châu ở đầu phía tay đường lớn và Hội quán Quảng Đông ở phía đông là ba ngôi đền lớn". Từ đó đến nay, di tích này được trùng kiến và trùng tu nhiều lần: 1743, 1817, 1894... Riêng đợt trùng tu 2009-2010 là đợt trùng tu lớn, song tuân thủ nguyên tắc phục chế theo nguyên mẫu, có tôn tạo nhưng không làm thay đổi kiểu thức đã có nên giữ được kiến trúc đặc trưng của ngôi miếu của cộng đồng người Hoa đã tồn tại trên 300 năm ở vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai. 
Sân chùa nhìn từ ngoài vào.
Sân chùa nhìn từ trong ra.
Qui mô kiến trúc miếu theo thức "tứ hợp viện" truyền thống của chùa Hoa với các thành tố chính: tiền điện, trung điện và chính điện. 
Bước qua cổng này sẽ vào khu vực Tiền điện với 2 bàn thờ của Mã đầu tướng quân bên trái và Phước đức chánh thần bên phải.


Bàn thờ Phước đức chánh thần
Bàn thờ Mã đầu tướng quân
Sau đó chúng ta sẽ tiến đến khu vực trung điện.
Toàn cảnh khu vực trung điện.

Trung điện nhìn bên phải
Trung điện nhìn bên trái
Rất nhiều nhang khoang được treo tại khu vực trung điện, đốt nhang khoanh để gửi gắm ước vọng những điều may mắn trong cuộc sống.
Nghệ thuật điêu khắc cũng rất đặc sắc. Trên các thành phần kiến trúc nhất là các thanh xà ngang, vì, con sơn, thanh chống đứng ở hành lang và các bức hoành phi, bao lam, liễn đối, bệ thờ, bàn hương trong nội thất ngôi miếu.. Các đề tài trang trí như: “Rồng chầu mặt trời”, “tứ linh”, “hoa điểu”, “cửu long”, “bát tiên”, “bách phước”, “múa hát cung đình”, “rồng - mây”, "phù dung - phụng", dây hoa lá, sóng nước… là những mảng điêu khắc rất đẹp, kỹ thuật đã đạt đến trình độ cao bởi nét đục già dặn, tinh vi, sắc sảo, khỏe khoắn và sinh động. Các nghệ nhân đã rất khéo léo bố cục các đề tài theo nguyên tắc vô tận, gây cảm giác người xem về một thế giới khôn cùng, cái vô hạn trong hữu hạn rất phong phú và phù hợp với tinh thần lão giáo. Tất cả đã tạo cho du khách đến viếng thăm miếu có cảm giác đi từ sự say mê này sang sự thán phục khác và càng khâm phục bàn tay tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân bản địa.
Bước qua cổng này chúng ta sẽ đến khu vực Chánh điện


Chánh điện nhìn từ bên phải
Chánh điện nhìn từ bên trái
Trước khi đến khu vực bàn thờ chính trong Chánh điện đó là Bàn thờ Quán thánh thái tử và Châu xương tướng quân.
Bàn thờ Quán thánh thái tử
Bàn thờ Châu xương tướng quân
Khu vực bàn thờ chính chia làm ba gian thờ.


Bàn thờ bên phải thờ Thiên hậu thánh mẫu


Bàn thờ bên trái thờ Kim hoa nương nương


Chính giữa là bàn thở Quan thánh đế quân
Thất phủ cổ miếu thờ Quan Thánh Đế Quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bà Mẹ Sanh Kim Hoa Nương Nương... Trước sân có miếu thờ Năm Bà Ngũ Hành và đàng sau có Quan Âm các thờ Bồ Tát Quan Thế Âm cùng các thần linh phối tự: Ngũ điện Diêm La Thiên Tử Bao (Bao Công), Thái Tuế Tinh Quân, Huyền Đàn Triệu Nguyên Soái, Thần Tài âm phủ/ Bạch Vô Thường... 


Miếu thờ Ngũ hành
Phía sau điện thờ là khu vực thờ Quan âm và các vị tiên thánh khác

Khu vực tầng dưới thờ Bao công, Tề thiên và các vị khác

Tầng trên thờ Quan thế âm bồ tát

Bàn thờ Hộ pháp
Ví dụ tiêu biểu nhất cho sự đa dạng về chất liệu là tập hợp các tượng thờ. Ở đây, có tượng gỗ (Quan Thánh Đế Quân, Châu Đại Tướng Quân, Quan Bình Thái tử, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Kim Huê nương nương...), tượng giấy bồi (Thái Tuế, Huyền Đàn Triêu Nguyên Soái...), tượng gốm đất nung (Thiên Hậu Thánh mẫu, Thiên Lý nhãn, Thuận Phong nhĩ, Mụ Bà...) và tượng bằng hợp chất: Quán Thế Âm Bồ Tát, Bao Công, Thần Tài Âm Phủ/ Bạch Vô Thường... Đó là chưa kể đến các quần thể tiểu tượng bằng sành cứng men màu lưu li, sản phẩm công nghệ miếu vũ gốm Cây Mai danh tiếng của xứ Sài Gòn xưa.



Tại khu vực trung điện, bên tay phải là lối vào phòng làm việc

Bên tay trái là nơi giải xăm











Bố susu
09-2013

3 nhận xét:

  1. Chao ôi nhà mình chỉ cách đây 500 mét vậy mà chưa lần nào vào đây. Lần này phải cảm ơn Bố SUSU thật nhiều rồi. Hình ảnh đẹp và quan trong là nhiều tư liệu rất quý giá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, vậy là bác Ánh Nhật cũng là dân Cù lao Phố luôn hả? Bố susu cũng chỉ mới đến đây lần đầu, hy vọng sẽ trở lại nơi đây thêm lần nữa :)

      Xóa
  2. Mãi mê lo dọn dẹp blog, vô tình Bố susu xóa mất bài này thành ra mất luôn còm của bác Hoài Nhân và chị Nắng Tuyết, buồn quá :(

    Trả lờiXóa

BỐ SUSU CÁM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM VÀ ĐĂNG NHẬN XÉT TRONG BLOG.